Đau đầu là trạng thái mà bất cứ ai cũng từng trải qua. Có nhiều nguyên nhân gây đau đầu như ốm, sốt, viêm xoang, cảm lạnh... Tuy nhiên những bệnh này thường tình trạng đau đầu không quá mức, kéo dài ít ngày là khỏi.
Thế nhưng, cũng có một số căn bệnh mà tình trạng đau đầu sẽ kéo dài, nếu không phát hiện sớm có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Giống câu chuyện của người phụ nữ dưới đây.
Bệnh nhân N.M.P, 43 tuổi đang điều trị tại Bệnh viện Tim mạch và Đột quỵ Cần Thơ chia sẻ chị thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt nhưng đi khám không ra bệnh gì. Nhưng gần đây, chị P thường xuyên bị như vậy hơn.
Chị P. đi kiểm tra và khi chụp MRI bác sĩ thấy trong não chị có tới 5 túi phình động mạch não. Nếu không can thiệp có thể vỡ bất cứ lúc nào. Nhìn hình ảnh trên phim chụp, chị P. cũng không nghĩ rằng mình còn trẻ lại có bệnh ngặt nghèo như vậy. Từ trước tới nay chị vẫn chủ quan và nghĩ rằng đột quỵ nó ở đâu rất xa mình. Khi biết mình có nguy cơ đột quỵ chảy máu não bất cứ lúc nào, chị thấy mình may mắn vì phát hiện được bệnh sớm.
Bản thân chị P. mỗi lần đi kiểm tra sức khoẻ chị cũng hay tầm soát dấu hiệu đau đầu nhưng chụp CT không có bất thường. Bác sĩ cũng tư vấn chị bị đau đầu do cân cơ, do mệt mỏi, căng thẳng.
Nói về trường hợp của chị P, TS BS Trần Chí Cường – Giám đốc Bệnh viện Tim mạch và Đột quỵ Cần Thơ cho biết nếu không điều trị kịp thời với 5 túi phình mạch máu não có thể vỡ bất cứ lúc nào thì nguy cơ tử vong cao. Đây là trường hợp hi hữu, lần đầu được điều trị thành công tại bệnh viện
Theo TS Cường hiện trên thế giới số lượng bệnh nhân đa túi phình cũng không nhiều. Một số người có 2 túi hoặc 3 túi nhưng 5 túi như chị P. rất hi hữu.
Các túi phình phân bố bên trái 1 túi phình, bên phải 4 túi phình. Bác sĩ phải đưa ống thông siêu nhỏ từ động mạch đùi lên não đưa dụng cụ coil vào túi phình bên trái để loại bỏ túi phình. Do túi phình bên trái cổ khá rộng nhưng vẫn kiểm soát được bằng coil thông thường.
Về 4 túi phình còn lại, bác sĩ Cường cho biết nếu đặt stent các túi phình thì chi phí có thể lên tới cả tỷ đồng. Đây là chi phí rất lớn cho người bệnh. Nên bác sĩ đã chọn 1 stent dài phủ luôn 4 túi phình bên phải cho bệnh nhân. Nhưng để che hết cổ 4 túi phình trên động mạch cảnh cũng không đơn giản, kỹ thuật khó khăn hơn. Sau can thiệp bệnh nhân đi lại bình thường. Đến nay, bệnh nhân hết cảm giác đau đầu.
Theo TS Cường đột quỵ ở trẻ em, người trẻ phần lớn là xuất huyết não nguyên nhân do vỡ dị dạng mạch máu bẩm sinh và không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc một số ít có biểu hiện đau đầu, co giật, động kinh.
Hiện nay tại nước ta chưa có chiến lược tầm soát đột quỵ trong cộng đồng, vì việc tầm soát đòi hỏi tốn nhiều chi phí. Việc tầm soát chỉ được thực hiện khi bệnh nhân có những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ hoặc cho bệnh nhân đã từng bị đột quỵ, hoặc có triệu chứng thiếu máu não thoáng qua để điều trị phòng ngừa, tránh tái phát.
Về mặt sức khỏe cộng đồng, việc tầm soát kém hiệu quả hơn việc giữ gìn sức khỏe hàng ngày để giảm nguy cơ đột quỵ. Ví dụ: bỏ thuốc lá, giảm rượu bia, chống béo phì, chế độ ăn uống lành mạnh, điều trị tốt các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường có ý nghĩa thực tế hơn… Các yếu tố nguy cơ trên đã được chứng minh là liên hệ trực tiếp/ gián tiếp, hoặc làm đột quỵ nặng hơn. Việc phòng tránh phải mang tính chất lâu dài, hơn là việc tầm soát tại một thời điểm rồi không quan tâm đến các yếu tố nguy cơ.
Khi thấy có dấu hiệu đột quỵ não cần nhanh chóng đưa tới các cơ sở y tế. Trong thời gian dịch bệnh, TS Cường cho rằng người bệnh cũng không nên quá lo lắng ở nhà đánh mất thời gian vàng cấp cứu đột quỵ.
Các dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm:
– Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột và không phối hợp được các hoạt động.
– Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh và có thể gây buồn nôn hoặc nôn
– Thị lực giảm, mắt mờ, thậm chí không nhìn rõ
– Cử động khó hoặc không thể cử động tay chân, tê liệt một bên của cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng 2cánh tay qua đầu cùng 1 lúc.
– Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.
– Khó phát âm, nói ngọng bất thường, nói không rõ chữ, bị dính chữ. Bạn cũng có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản, sau đó yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu như không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ.
Tác giả: Thạch Thảo
-
5 điểm "nhạy cảm" nhất trên cơ thể phụ nữ thích đàn ông "đụng chạm" vào
-
Để 3 thứ này lọt vào nhà, tự nhiên cao huyết áp lúc nào mà không hay
-
Thời điểm nếu đi ngủ sẽ rất nguy hiểm, nhất là đang cáu giận, vừa uống rượu: Có người không tỉnh lại nữa
-
10 dấu hiệu cảnh báo cơ thể có bệnh, thiếu chất trầm trọng: Đốm trắng trên móng tay, nhiệt miệng, rụng tóc...
-
Ngày càng nhiều người trẻ bị tai biến: 4 thói quen sống cần sửa ngay nếu không muốn ra đi sớm