Trào ngược dạ dày khi mang thai

( PHUNUTODAY ) - Trào ngược dạ dày là một trong những vấn đề mà các mẹ bầu thường gặp phải trong quá trình mang thai. Vậy nguyên nhân do đâu, các phương pháp hỗ trợ và thuốc sử dụng để hạn chế trào ngược dạ dày khi mang thai là gì? Câu giải đáp nằm trong bài viết dưới đây.

Trào ngược dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?

Nguyên nhân nào gây ra chứng trào ngược dạ dày khi mang thai?

Trong thời kỳ mang thai, những thay đổi về hormone làm cho các cơ tại thực quản giãn thường xuyên hơn, bao gồm cả cơ vòng thực quản (LES). Kết quả là trào ngược dạ dày sẽ xảy ra thường xuyên hơn, đặc biệt là khi bạn nằm hoặc sau khi ăn.

Ngoài ra, khi thai nhi phát triển trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, tử cung của bạn mở rộng để thích ứng với sự phát triển của bé, dạ dày của bạn phải chịu nhiều áp lực hơn từ bào thai. Điều này cũng có thể dẫn đến trào ngược dạ dày xảy ra thường xuyên hơn.

Sự phát triển của thai nhi gây nên tình trạng trào ngược khi mang thai

Tuy nhiên, không phải ai mang thai cũng sẽ bị trào ngược dạ dày. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sinh lý, chế độ ăn uống, thói quen hàng ngày và các yếu tố khác trong quá trình mang thai của bạn.

Làm sao để giảm trào ngược khi mang thai?

Các triệu chứng của trào ngược khi mang thai là do thay đổi sinh lý của cơ thể mẹ, bởi vậy mẹ không cần phải quá lo lắng. Những thói quen khoa học trong lối sống có thể làm giảm trào ngược khi mang thai thường là phương pháp an toàn nhất cho mẹ và bé. Các mẹo sau có thể giúp giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày:

  • Chia nhỏ các bữa ăn và tránh uống rượu trong khi ăn. Thay vào đó, hãy uống nước giữa các bữa ăn.
  • Ăn chậm và nhai kỹ từng miếng.
  • Tránh ăn một vài giờ trước khi đi ngủ.
  • Tránh thức ăn và đồ uống gây ợ chua. Thủ phạm điển hình bao gồm thực phẩm béo, nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay, thực phẩm có tính acid như trái cây họ cam quýt và các món làm từ cà chua, đồ uống có ga và caffeine.

Chia nhỏ bữa ăn là một cách chống trào ngược hiệu quả

  • Đứng thẳng ít nhất một giờ sau bữa ăn. Đi bộ nhẹ nhàng cũng có thể khuyến khích tiêu hóa.
  • Mặc quần áo thoải mái, không nên mặc đồ bó sát.
  • Duy trì cân nặng hợp lý .
  • Sử dụng gối hoặc nêm để hạn chế trào ngược khi ngủ.
  • Ngủ nghiêng về bên trái. Nằm nghiêng về bên phải sẽ khiến dạ dày của bạn cao hơn thực quản, có thể dẫn đến chứng ợ nóng.
  • Nhai một miếng kẹo cao su không đường sau bữa ăn. Nước bọt tăng lên có thể trung hòa acid trào ngược lên thực quản.
  • Ăn sữa chua hoặc uống một ly sữa để dập tắt các triệu chứng khi các triệu chứng trào ngược bắt đầu.
  • Uống một ít mật ong trong trà hoa cúc hoặc một ly sữa ấm.

Các lựa chọn y học thay thế bao gồm châm cứu và các kỹ thuật thư giãn, chẳng hạn như yoga cũng là một lựa chọn phù hợp cho các mẹ bầu.

Khi nào thì vấn đề trào ngược của mẹ bầu cần phải đi khám bác sĩ?

Nếu bạn gặp các triệu chứng của trào ngược thường xuyên hơn, chúng làm bạn thức giấc vào ban đêm, xuất hiện trở lại ngay sau khi thuốc kháng acid hết tác dụng hoặc kèm theo các triệu chứng khác (như khó nuốt, ho, sụt cân hoặc đi ngoài phân đen), có thể bạn đang gặp phải một vấn đề nghiêm trọng hơn. Hãy đến thăm khám tại các phòng khám uy tín để được chẩn đoán. Xem thêm thông tin bổ ích tại https://gastosic.vn/

Tác giả: M