1. Cho trẻ ăn tối quá no
Có không ít các bậc cha mẹ nghĩ rằng, trẻ ăn càng nhiều thì càng tốt nên mỗi lần khi cho trẻ ăn, cha mẹ thường sẽ cố gắng ép con ăn nhiều nhất có thể, nhất là trong bữa tối. Nhưng trên thực tế việc làm này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của trẻ. Vào buổi sáng, trẻ có thể ăn no một chút cũng không sao vì bé có thể chạy nhảy nhiều trong ngày và thức ăn được tiêu hóa nhanh.
Nhưng buổi tối thì lại hoàn toàn khác vì thông thường trẻ sẽ đi ngủ ngay sau khi ăn. Nếu như cha mẹ cho trẻ ăn no trong bữa tối, không chỉ gây tích tụ thức ăn mà còn ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của ruột và dạ dày, ảnh hưởng đến sức đề kháng và khả năng miễn dịch của trẻ khiến trẻ đau ốm thường xuyên.
Vì vậy, thay vì cứ ép con ăn được bao nhiêu hay bấy nhiêu, cha mẹ nên để trẻ ăn uống theo nhu cầu. Nếu bạn cứ ép trẻ ăn trong tâm trạng không thoải mái có thể khiến trẻ ức chế và khó hấp thu được thức ăn một cách hiệu quả.
Đặc biệt là buổi tối, cha mẹ không nên cho trẻ ăn, uống sát giờ đi ngủ. Sau khi ăn hay uống xong, cha mẹ nên để trẻ thức và hoạt động ít nhất 2 giờ để thức ăn có thể kịp tiêu hoá hết trong dạ dày. Trong trường hợp, bữa ăn hôm đó cha mẹ cho các cháu ăn trứng, thịt hay các đồ uống như sữa thì cần có thời gian hoạt động lâu hơn, tránh hiện tượng trào ngược không đáng có cho trẻ.
2. Mặc quần áo cho trẻ quá dày vì sợ trẻ lạnh
Cha mẹ có biết một điều rằng, đôi khi cái lạnh thích hợp có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch của con người hay của trẻ rất hiệu quả. Một minh chứng bạn có thể nhìn thấy rất rõ ràng đó là những người thường xuyên bơi vào mùa đông thường sẽ có sức khoẻ tốt hơn những người bình thường. Và điều này, bạn hoàn có thể áp dụng với trẻ.
Bạn không cần phải bắt buộc mặc cho trẻ quá dày khi thời tiết chuyển lạnh nhưng vẫn phải đảm bảo trẻ sẽ không bị lạnh cóng. Bạn hãy cho trẻ mặc quần áo vừa phải để trẻ rèn luyện khả năng chống lạnh, nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ trong nhà và ngoài trời, nhờ đó khả năng miễn dịch của bé cũng được nâng cao và nguy cơ bị cảm lạnh cũng sẽ giảm.
Để mặc áo quần “vừa đủ” cho trẻ, bố mẹ nên dựa theo đặc điểm sinh lý của con để lựa chọn quần áo phù hợp. Chẳng hạn như, đối với trẻ sơ sinh thường hay đổ mồ hôi thì quần áo mặc cho trẻ phải dễ mặc dễ cởi để bố mẹ có thể dựa vào nhiệt độ cơ thể của con mà tăng hoặc giảm số áo cho phù hợp. Bên cạnh đó, ngay cả trong những thời điểm lạnh nhất của mùa đông, số quần áo con mặc cũng không nên nhiều hơn 4 cái vì nếu không bé sẽ rất khó cử động.
3. Con ốm với dấu hiệu nhẹ, bố mẹ đã vội cho uống thuốc
Có không ít các bậc cha mẹ khi trẻ chỉ mới chớm hơi ho, sốt đã vội vàng cho con uống thuốc. Nhưng đây là cách chăm con phản tác dụng. Ở một mức độ nhất định nào đó, cơ thể con người vẫn có khả năng chống lại bệnh tật.
Trong trường hợp trẻ bị vi trùng hay vi khuẩn tấn công, cơ thể trẻ sẽ phản ứng tương ứng để chống lại những vi trùng, vi khuẩn này. Trong quá trình đó, khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ liên tục được tăng cường. Đối với một số bệnh, trẻ thực sự có thể tự chữa khỏi mà không cần dùng thuốc. Nếu con ốm với biểu hiện bệnh nhẹ, bạn đã cho bé uống thuốc, hệ miễn dịch của bé sẽ suy giảm.
Tác giả: Minh Hằng
-
Mẹ nên cho trẻ ăn gì giúp tăng cường sức đề kháng, không bị ốm vặt?
-
Hoàng Oanh khoe loạt ảnh của con trai, tiết lộ điểm thay đổi của nhóc tì sau khi đi học
-
7 sản phẩm hoàn toàn không cần thiết, cha mẹ cố mua chỉ tốn tiền
-
Mẹ dạy con gái 20 điều này để cả đời con được an nhàn, sung sướng
-
9 lưu ý cần thiết cho phụ nữ sau sinh để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con