Biểu hiện của kiêu ngạo
Kiêu ngạo chính là biểu hiện của người gìn giữ thể diện của bản thân một cách quá mức. Người có tính kiêu ngạo, mạnh mẽ thì lúc nào cho rằng bản thân mình giỏi, chiếm ưu thế so với người khác về vật chất và tinh thần.
Loại người này thường đặt bản thân ở vị trí cao, dùng con mắt trịch thượng xem xét thế giới và những người khác. Cho dù người này biểu hiện ra bên ngoài khiêm tốn và thanh cao như thế nào đi nữa, thì bản chất tự cho mình ở trên tất cả chính là biểu hiện của việc quá xem trọng bản thân và coi thường người khác.
Cổ nhân có câu: Bạn không hiểu tôi, tôi không trách bạn. Bề ngoài câu nói này thể hiện một kiểu người cởi mở và khoan dung nhưng thực chất ẩn giấu đi sự kiêu ngạo. Bởi vì, người nói ra câu này cho thấy anh ta đang cho rằng bản thân rất hiểu người khác, hay chính là bảo vệ quan điểm của mình, khi quan điểm của bản thân không được tiếp nhận hoặc lý giải thì anh ta sẽ biểu hiện ra tâm lý ngạo mạn
Một người ngạo mạn lúc nào thiếu đi sự bao dung, luôn cho mình là đúng nên cuối cùng sinh ra tâm lý tranh đấu để phân cao thấp.
Người kiêu ngạo thường mang theo định kiến
Kiểu ngạo còn có thể mang theo định kiến. Bản chất của việc kiêu ngạo là vì bảo vệ bản thân mình, chứng minh mình luôn đúng, mang theo quản điểm chủ quan khi nhận xét về sự vậy và hiện tượng.
Chưa bàn đến việc chính xác trong thi thức mà người ngạo mạn nắm vững được, cho dù người này có tiến gần đến chân lý thì đó cũng là tương đối mà thôi.Khổng Tử từng nói: “Ba người cùng đi, tất có người làm thầy ta”. Trên cùng con đường, một người cứ mãi kiêu ngạo về bản thân mà bài xích ý kiến của người khác chính là đang hạn chế chính mình.
Bởi vậy nên, cho dù một người có giỏi giang đến mấy, học vấn cao cỡ nào, thành tựu ra sao thì nếu anh ta vẫn cảm thấy không vui khi lời nói và việc làm của mình không được người khác tiếp nhận hoặc là chê cười người kém hơn mình thì anh ta cũng là người có định kiến mạnh. Người có học thức thật sự nhất định sẽ hiểu được khiêm tốn, đây mới thực là người thiện chân chính.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Cổ nhân nói: "Ăn tránh ba, đũa tránh năm, tiệc tránh sáu": Vì sao lại kiêng bàn tiệc 6 người ngồi?
-
Cổ nhân dạy "50 không xây nhà, 60 không trồng cây, 70 không may áo" nghĩa là gì?
-
Cổ nhân dạy rất kĩ: "Đàn ông xem mũi, đàn bà xem miệng", cứ thế là biết vận số đến đâu
-
Cổ nhân dạy ‘Nam sợ gật đầu, nữ sợ sải bước', vì sao lại như vậy?
-
Đời người: Không bưng 3 loại bát, không mắc 3 loại nợ, ai làm được thì phú quý, phúc đức đều có cả