Nhựa là chất liệu phổ biến tạo ra rất nhiều vật dụng như chai, lọ, hộp được sử dụng trong gia đình. Nhiều người cho rằng, các loại chai, hộp nhựa chỉ cần rửa sạch là có thể tái sử dụng an toàn. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy.
Nhựa cũng được phân ra làm nhiều loại khác nhau và không phải loại nào cũng có thể tái sử dụng. Bạn cần chú ý đến các ký hiệu số được in dưới chai, hộp để biết loại nào có thể dùng lại, loại nào chỉ được dùng một lần.
Số 1: PET hoặc PETE (Polyethylene Terephthalate)
Những loại nhựa thuộc nhóm số 1 thường nhẹ, trong suốt. Đây là chất liệu chủ yếu dùng để tọa ra các chai đựng đồ uống (nước khoáng, nước ngọt, nước ép...), chai đựng thực phẩm (nước tương, mật ong...). Nó cũng xuất hiện trong vải, quần áo hoặc dây thừng.
Sản phẩm làm từ nhựa trong nhóm này không được cho vào lò vi sóng và cũng hạn chế trong việc tái chế.
Số 2: HDPE - polyethylene có mật độ cao
Loại nhựa này thường xuất hiện trong chất liệu hộp sữa, chai đựng chất tẩy rửa, lót hộp ngũ cốc, đồ chơi, xô, chậu, ống cứng...
Loại nhựa này bền hơn, có tính chống ẩm và chống hóa chất. Có thể sử dụng trong lò vi sóng ở công suất thấp.
Chai lọ làm bằng nhựa số 2 có thể được tái chế sau khi làm sạch.
Số 3: PVC - nhựa PVC
Loại nhựa này thường là chất liệu làm ra áo mưa, vật liệu xây dựng, đồ nhựa, hộp nhựa. Nó có độ dẻo tốt, giá rẻ nhưng không chịu được nhiệt, chỉ ở mức 81 độ C. Ở nhiệt độ cao hơn, chất này có thể giải phóng ra các chất có hại vì vậy hiếm khi nhựa PVC được sử dụng làm bao bì sản phẩm. Ngoài ra, nó cũng khó làm sạch và không tái sử dụng được.
Số 4: LDPE - polyethylene mật độ thấp
Đây là chất liệu phổ biến tạo ra vỏ hộp mì, vỏ bim bim. Nó tương tự như HDPE nhưng mềm hơn.
Loại nhựa này không nên dùng trong lò vi sóng vì chúng rất dễ bị chảy nhựa, gây hại cho sức khỏe.
Số 5: PP (Polypropylene)
Đây là loại nhựa thường được sử dụng để tạo ra các chai sữa, hộp sữa chua, chai đựng nước trái cây. Nhựa này có thể chịu nhiệt ở mức 167 độ C, có thể tái sử dụng và dùng trong lò vi sóng. Tuy nhiên chỉ nên hâm nóng trong vòng vài phút.
Nhựa số 5 cũng phù hợp để tái sử dụng trong thời gian dài mà không gây độc hại.
Số 6: Chất PS (polystiren)
Nhựa này thường có trong các hộp mì ăn liền, hộp đựng đồ ăn nhanh. Chúng có khả năng chịu nóng và lạnh cao nhưng không được dùng trong lò vi sóng vì nhiệt độ cao sẽ làm giải phóng các chất hóa học không tốt cho cơ thể.
Số 7: Nhựa PC
Đây là loại nhựa phổ biến thường được dùng làm kính đeo mắt, kính chống đạn, đồ bảo hộ, thiết bị y tế, đĩa CD, đồ chơi trẻ em. Loại nhựa này được đánh giá là không an toàn để tái chế hay tái sử dụng.
Vì vậy không nên dùng các vật dụng làm từ nhựa số 7 để đựng đồ ăn, thức uống hoặc tái chế.
Hiện nay, công nghệ hiện đại đã cho ra loại nhựa số 7 mới là nhựa số 7 Tritan. Loại này được đánh giá là an toàn hơn so với nhựa số 7 thông thường.
Khi sử dụng các vật dụng bằng nhựa, đặc biệt là để đựng đồ ăn, nước uống, bạn cần chú ý đến các con số ghi trên sản phẩm. Một sản phẩm có thể được làm từ nhiều loại nhựa khác nhau ví dụ như thân chai có thể làm tự nhựa số 5 nhưng nắp lại làm bằng nhựa số 1.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Gioăng cao su tủ lạnh đen xì chỉ lau bằng nước không sạch: Thêm thứ này mới hết bẩn và nấm mốc
-
Trong nhà có 5 món đồ là ổ chứa vi khuẩn: Ai cũng nên biết mẹo dọn dẹp này
-
Đừng lau TV bằng giấy ăn hay nước lã: Dùng thứ này vừa sạch vừa không làm hỏng màn hình
-
Đặt nắm hạt tiêu dưới gầm giường: Nhận lợi ích bất ngờ, tiết kiệm cả đống tiền mỗi năm
-
6 mẹo khử mùi hôi trong nhà sạch thơm đến từng ngóc ngách