1. Húng quế
Thả một vài nhánh húng quế dài khoảng 10 cm vào trong một cốc nước và đặt nó ở vị trí có nhiều ánh sáng trực tiếp. Khi rễ mọc dài được 5 cm, bạn có thể đem chúng ra trồng trong chậu nhỏ để phát triển thành cây hoàn chỉnh.
Cách trồng
- Để giâm húng quế, cắt lấy một đoạn khoảng 7 - 9 cm tính từ ngọn trở xuống để lấy phần lá non mới nhú ở đầu.
- Chuẩn bị giâm húng quế bằng cách ngắt bỏ các lá phía dưới thấp hơn, chỉ để lại hai lá mầm ở đầu ngọn.
- Húng quế sẽ phát triển nhanh chóng chỉ cần có đủ nước. Sau khi ngắt lá, đặt cành húng quế vừa xong vào một bát nước sạch và để ở bậu cửa sổ nhiều nắng. Trong vài ngày, luôn giữ bát nước sạch sẽ.
- Sau một tuần, rễ non bắt đầu nhú ra từ gốc cành húng quế.
- Sau hai tuần kể từ khi cắt, rễ tiếp tục phát triển. Cần giâm cành húng quế trong nước đủ lâu để rễ phát triển khỏe mạnh trước khi bắt đầu trồng ra đất.
- Trồng húng quế ra đất. Chỉ sau vài tuần, húng quế sẽ phát triển cực kì nhanh chóng. Thậm chí, nếu bạn cắt ngọn trên để ăn, vài ngay sau từ đó sẽ mọc ra 2,3,4 nhánh khác.
2. Hành lá
Trong ít nhất 5 ngày, bạn có thể tái trồng hoàn chỉnh một cây hành lá từ gốc bỏ đi. Để lại khoảng 5 cm phần thân sát gốc và thả chúng vào trong một cốc nước ấm nhỏ. Sau vài ngày, bạn sẽ có những cọng hành mập mạp, xanh tươi.
Cách trồng
Chỉ cần để lại khoảng 2 cm rễ và một phần thân dưới của hành lá rồi cho vào một cốc nước nhỏ ngập khoảng 1/3-1/2 phần thân.
Mất khoảng 5 ngày để một củ hành lá (hoặc hành xanh) có thể mọc lại đầy đủ lá.
Trong một tuần, đã có thể sử dụng lá để nấu ăn.
3. Rau diếp lá dài
Nếu bạn có một thân cây rau diếp còn nguyên vẹn, đặt úp phần cuống ngập trong bát nước đầy 1 - 2 cm và để bên cạnh cửa sổ. Bạn sẽ bắt đầu thấy những lá non sau khoảng 2 tuần và chúng sẽ phát triển hoàn toàn sau 3 - 4 tuần.
Cách trồng
Nếu có một thân rau diếp lá dài hoặc xà lách nguyên vẹn, hãy cắt phần lá trên để sử dụng, giữ lại phần dưới gốc nhé.
Để phần gốc này trong một chén với khoảng 1,2 cm nước và cho ra ngoài cửa sổ.
Các lá mới sẽ mọc sau 2 tuần và phát triển hoàn toàn sau 3-4 tuần.
4. Rau cải chíp
Giống như rau diếp, rau cải chíp có thể tái trồng bằng cách để phần gốc trong nước tại khu vực có nhiều ánh sáng. Sau 1 - 2 tuần, bạn có thể chuyển nó ra trồng trong đất để phát triển toàn diện hơn.
Cách trồng
Cũng giống như rau diếp lá dài, cải thìa có thể phát triển tương tự.
Cách đơn giản là giữ lại phần gốc và khoảng 2 cm phần thân sát gốc, cho vào chén nước ngập khoảng 2/3, sau đó sẽ lớn lên.
Trong 1 hoặc 2 tuần, có thể cho cây ra đất để chúng phát triển toàn diện hơn.
5. Hành tây
Bạn có thể trồng đoạn gốc của củ hành tây trong một khay nước hoặc trồng trực tiếp xuống đất ở ngoài trời để chúng mọc lại thành cây mới. Phần lá phát triển nhanh hơn nên cho phép thu hoạch sớm hơn so với phần củ.
Cách trồng
Dùng dao cắt lấy đoạn cuối có rễ của củ hành tây và giữ lại.
Trồng đoạn cuối của củ hành tây trong một khay nước hoặc trực tiếp xuống đất, chúng sẽ mọc lại.
Có thể thu hoạch lá hoặc chờ để thu hoạch củ.
Phần lá của hành tây sẽ y chang hành lá đấy. Dùng để tăng gia vị cho các món ăn rất tuyệt. Nếu đợi để thành củ thì thời gian chờ sẽ lâu hơn nhiều nhé.
6. Gừng
Tương tự với hành tây, củ gừng có thể được trồng trực tiếp xuống đất để mọc thành cây mới, nhưng thời gian sinh trưởng lâu hơn. Gừng cần khoảng vài tháng để phát triển bộ rễ và bạn có thể thu hoạch lứa củ mới sau 8 - 10 tháng.
Cách trồng
Cũng như hành tây, củ gừng có thể trồng lại vào đất để chúng sinh sôi nảy nở, nhưng quá trình này sẽ lâu hơn một chút.
Nếu bạn thấy củ gừng nhà mình bắt đầu hơi héo đi thì hãy lấy vài nhánh và gieo vào đất hoặc chậu đất.
Không nhất thiết phải trồng quá sâu trong đất, cần chăm chỉ tưới cho cây, giữ đất ẩm ướt và để ở nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên là gừng sẽ phát triển.
Mất vài tháng để chúng nảy mầm và sau 8-10 tháng mới có thể thu hoạch được những củ gừng ngon nhưng có lẽ cũng đáng để bạn chờ đợi đấy.
7. Nấm
Trồng những thân cây nấm trong đất với một ít phân hữu cơ hoặc sử dụng bã cà phê, giữ chúng trong một môi trường ẩm ướt và mát mẻ vào ban đêm. Việc phát triển của chúng sẽ tương đối khó khăn, sau vài tuần chúng mới mọc lại nhưng cũng có thể bị thối nếu môi trường không đủ điều kiện phát triển.
Cách trồng
Cắt rời phần thân và rễ của nấm, tách bộ rễ thành nhiều phần nhỏ, trộn đều vão bã rồi dùng tay ấn nhẹ xuống.
Dùng túi bóng trong suốt che miệng giá thể, trên đó đục một vài lỗ thủng. Khi nấm bắt đầu mọc mới bỏ phần túi đậy này ra.
Đặt giá thể ở nơi ít ánh sáng và gió, nấm thích hợp ở nơi ẩm thấp, từ 13 – 18 độ C.
Hàng ngày tháo miệng túi để tưới phun sương hai lần. Trong khoảng từ 1 - 2 tuần (tùy loại), nấm sẽ bắt đầu mọc lên.
Lưu ý: nếu không có bã cà phê, bạn có thể thay thế bằng bã mía, lõi ngô, vỏ đậu xanh, vỏ đậu phộng… đều được cả.
8. Rau mùi
Giống với rau húng quế, rau mùi có thể mọc lại nếu bạn thả phần thây của chúng vào trong một cốc nước. Khi rễ mọc đủ dài, bạn chỉ cần trồng chúng vào trong chậu nhỏ. Một vài tuần, những lá đầu tiên sẽ mọc và bạn có thể thu hoạch sau vài tháng.
Cách trồng
Mua một mớ rau mùi tây về rồi chiết cành sao cho thân dài vừa đủ, không ngắn hoặc dài quá. Sau khi cắt ngâm ngay thân cành vào một cốc nước lạnh.
Lưu ý: Khử trùng dao hoặc kéo với rượu để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh từ cây mẹ.
Trộn cát, rêu bùn và đá trân châu lại với nhau.
Cho hỗn hợp đã trộn trên vào chậu
Cắm cành rau mùi đã chiết vào chậu
Tưới nước vừa đủ ẩm chứ không nhiều quá
Đặt chậu cây ở nơi có ánh sáng vừa phải, tránh chiếu sáng trực tiếp
Chuẩn bị sẵn những chậu chứa đất trồng có trộn phân bón hữu cơ. Lưu ý, chậu đất phải thoát nước tốt.
Khi rau mùi tây bắt đầy nảy nhánh mới và rễ chắc chuyển sang chậu đất trồng có phân bón để trồng tiếp. Ngày tưới nước 2-3 lần và đặt chậu cây ở nơi có ánh sáng nhẹ, tránh chiếu sáng trực tiếp.
Thu hoạch mùi tây bằng cách ngắt cành và phần còn lại của cây vẫn tiếp tục sinh trưởng, phát triển.
9. Cà rốt
Phần đầu gốc của củ cà rốt thường bị vứt đi khi chế biến, nhưng nếu bạn cho nó vào khay nước và đặt phía ngoài cửa số, sẽ thấy mọc mầm. Mầm xanh đó có thể sử dụng để trang trí hoặc dùng làm salad.
Cách trồng
– Chọn cà rốt tươi (quả già) có màu xanh phía đầu gốc – Cắt cà rốt, chừa lại khoảng 3-4 cm ở phía đầu gốc
– Đặt phần đầu gốc cà rốt trong một chiếc tô nhựa nông, phần gốc hướng lên trên – Cho nước vào nhưng không ngập đến phần đầu gốc
– Đặt tô nhựa ở nơi đón nhiều ánh sáng tự nhiên – Thêm nước vào nếu nước bị cạn.
10.Tỏi
Khi tỏi bắt đầu mọc mầm thì chúng không còn được dùng để nấu ăn nữa vì mầm non rất đắng và không tốt cho sức khỏe của con người. Thay vì vứt chúng vào sọt rác, bạn có thể đặt chúng trong một ly nước với một ít nước ấm và phát triển mầm tỏi.
Lá tỏi có hương vị nhẹ hơn củ nhưng sẽ rất tuyệt vời nếu dùng với salad, mỳ ống hoặc trang trí trên một số món ăn.
Cách trồng
Lấy những củ tỏi đã bắt đầu mọc mầm, cho vào chén hoặc cốc, đổ nước ngập qua rễ một chút và đặt ra cửa sổ. Lưu ý là không nên đổ quá nhiều nước nếu không muốn tỏi bị úng và hỏng.
Các tép tỏi sẽ bắt đầu mọc rễ rất nhanh sau vài ngày. Có thể thu hoạch những mầm tỏi khi cây lên khoảng 6-7 cm. Khi thu hoạch, chỉ cần dùng kéo và cắt mầm ra là được.
Ngoài ra, cũng có thể trồng tỏi xuống đất nếu thích, tỏi sẽ lớn rất nhanh và cứ thu hoạch mầm giống như trên hoặc để lâu cho cây ra thêm nhánh.