’115 triệu USD chống cúm có thể là không đủ’

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) – Theo đại diện Ngân hàng Thế giới (WB), số tiền 115 triệu USD chi cho phòng chống dịch cúm H7N9 có thể là nhiều nếu như dịch bệnh không xảy ra, và có thể là không đủ nếu dịch bệnh xảy ra với quy mô lớn.

Đời sống) – Theo đại diện Ngân hàng Thế giới (WB), số tiền 115 triệu USD chi cho phòng chống dịch cúm H7N9 có thể là nhiều nếu như dịch bệnh không xảy ra, và có thể là không đủ nếu dịch bệnh xảy ra với quy mô lớn.
[links()]
Tại một hội nghị mới đây, khi Bộ Y tế công bố số tiền 115 triệu USD cần để chi cho việc phòng, chống dịch cúm A/H7N9, trong khi kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ 5,5 triệu USD.

Nói về đề xuất nguồn kinh phí rất lớn của Bộ Y tế, trả lời trên tờ Tuổi trẻ, bà Nguyễn Thúy Anh, quản lý dự án cúm gia cầm và cúm ở người (thuộc Ngân hàng Thế giới) cho hay, con số 115 triệu USD mà Bộ Y tế đề xuất cho chống cúm H7N9 phải hiểu là con số tính toán cho các tình huống dịch khác nhau, không phải ngay một lúc.

115-trieu-usd-phong-chong-dich-cum-h7n9-Phunutoday.vn
Tiền nhiều hay ít phụ thuộc và diễn biến của dịch bệnh. Ảnh kiểm tra thân nhiệt hành khách tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Ảnh: TTO.

“Việt Nam cũng như các nhà tài trợ có thể huy động đủ nguồn lực này để đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch”, bà Thúy Anh khẳng định.

Theo bà Thúy Anh, Việt Nam thật sự gây ấn tượng tốt với các nhà tài trợ trong việc phản ứng khá nhanh và hiệu quả đối với các dịch bệnh mới nổi. Tuy nhiên, vẫn chủ yếu đáp ứng nhiều hơn là khả năng sẵn sàng ứng phó. Có lẽ con số này khi đưa ra đã tính toán đến việc nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó. Và số tiền này có thể là nhiều nếu như dịch bệnh không xảy ra, và có thể là không đủ nếu dịch bệnh xảy ra với quy mô lớn hơn dự tính của các nhà chuyên môn.

“Chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là sự sắp xếp ưu tiên trong các hoạt động, sự lồng ghép với các hoạt động hiện có vì Việt Nam đang có nhiều chương trình phòng chống các bệnh dịch mới nổi và các bệnh dịch có nguồn gốc từ động vật”, bà Thúy Anh nói.

Điều quan trọng hơn, theo bà Thúy Anh, là Việt Nam cần tận dụng hiệu quả các đầu tư cơ sở và con người đã được thực hiện để phản ứng và nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó ở mức độ cao nhất, với phần đầu tư bổ sung ít nhất để tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo được hiệu quả của hệ thống.

Theo WB, tính đến nay WB đã có ba dự án hỗ trợ nỗ lực kiểm soát cúm gia cầm và cúm người cho Việt Nam, với tổng số vốn 58 triệu USD. Một trong những kết quả đạt được là các xét nghiệm cúm gia cầm đã được Việt Nam thực hiện ở trong nước thay vì phải gửi snag Hong Kong hoặc Úc như trước đây.

Trong khi đó, theo đại diện Bộ Tài chính, hiện bộ này chưa nhận được đề xuất của Bộ Y tế về số kinh phí 115 triệu USD chống cúm, khi nào nhận được sẽ có ý kiến chính thức.

Thông thường không phải Bộ Y tế đề xuất như vậy là Bộ Tài chính đồng ý ngay. Tinh thần là việc gì xử lý trước thì ngân sách chi trước, còn không thì lấy dự toán đã bố trí đầu năm để chi, miễn là đảm bảo phòng chống dịch.

Còn khi dịch bùng phát thì sẽ theo Luật phòng chống dịch. Nghĩa là dù ngân sách khó khăn nhưng Chính phủ sẽ phải huy động mọi nguồn lực từ dự toán, chi thường xuyên, vốn vay... để xử lý.

Theo kế hoạch dự kiến của Bộ Y tế, trong số 115 triệu USD sẽ có trên 78 triệu USD từ tài trợ quốc tế và trên 36 triệu USD đối ứng từ Chính phủ Việt Nam.

Tuy nhiên, một phần số tiền trên được chi cho 7 hội thảo quốc tế, 4 chuyến học tại nước ngoài, 76 cuộc giao ban trực tuyến tại tuyến tỉnh, tám lớp tập huấn giám sát cho tỉnh và huyện, 20 cuộc diễn tập phòng chống dịch... đã thấy đây là đề xuất quá rộng tay trong thời điểm khó khăn.

Riêng ở giai đoạn 1 (khi chưa có trường hợp bệnh trên người), Bộ Y tế đã đề xuất đến gần 1 triệu USD cho truyền thông và cung cấp thông tin về cúm H7N9, với hai hội thảo liên ngành, hai lớp tập huấn cho báo chí, sản xuất các tài liệu truyền thông như thông điệp truyền hình, truyền thanh, tranh gấp, apphich, sổ tay hỏi đáp đường dây nóng, bản tin hằng tuần…
 

  • P.V (tổng hợp)
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn