2 loại rau không lo "ngậm" thuốc trừ sâu, cái số 1 người Việt rất mê

10:55, Thứ tư 24/07/2024

( PHUNUTODAY ) - Nhắc đến tên 2 loại rau này ai cũng bất ngờ bởi nó chỉ là rau dại nhưng công dụng "vàng 10" rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt mua về không lo "ngậm" thuốc trừ sâu.

Mách bạn những loại rau không lo "ngậm" thuốc trừ sâu

Rau sam

Rau sam là loại rau rất quen thuộc đối với người Việt, chúng mọc dại khắp nơi nhưng nhiều người không thích món ăn từ loại rau này, trong khi đó theo các chuyên gia, loại rau này có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

2

Loại rau dại này không chỉ ở Việt Nam tin dùng mà nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp, Hà Lan... đều dùng làm thuốc và rau ăn. Đặc biệt người Hà Lan dùng rau sam làm dưa chua, người Pháp dùng rau sam trong rất nhiều món ăn, người Mỹ dùng rau sam trộn giấm.

Thông tin trên Sức khỏe & Đời sống theo tài liệu Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đã nghiên cứu (năm 1972), rau sam Việt Nam có 1,4% protit, 3% gluxit, 85mg % canxi, 1,5mg sắt, 26mg % vitamin C, 0,32mg % caroten, 0,03mg % vitamin B1, 0,11mg % B2, 0,7mg % PP…

Loại rau này mọc dại ưa ẩm nên không cần bón phân đạm cũng tươi tốt.

Một số mẹo hay từ dân gian:

- Dùng rau sam chữa hắc lào: Rau sam 40g, củ riềng 20g, vỏ chuối xanh 10g. Cả 3 nguyên liệu trên giã nát lấy nước bôi vào vị trí bị hắc lào, ngày bôi 4-5 lần.

- Rau sam chữa ghẻ: Rau sam 30g, lá xoan 20g, lá đào 10g, rửa sạch lá giã nát ngâm rượu và dùng bôi lên vùng da ghẻ lở.

Lương y Trung cho hay có thể dùng rau sam chữa viêm ruột, kiết lỵ bằng cách: rau sam tươi 30g đun lấy nước uống. Trường hợp trẻ con bị rôm sảy lấy rau sam tươi giã vắt nước tắm cho trẻ.

Y học hiện đại cũng đã phân tích trong rau sam có chứa nhiều hợp chất quý như: flavonoid, alkaloid, terenoid, acid hữu cơ và các hợp chất khác. Các chất này có tác dụng phòng ngừa ung thư.

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy rau sam có hàm lượng omega-3 và kali, có tác dụng tốt với việc cải thiện sức khỏe tim mạch, hạn chế tình trạng rối loạn nhịp tim, điều chỉnh hàm lượng cholesterol có trong máu và giúp huyết áp được ổn định hơn.

Về mặt dinh dưỡng rau sam có chứa nhiều vitamin (A, B, C), khoáng chất như canxi tốt cho xương, sắt, magie, kali...

Với những dược tính quý và những giá trị dinh dưỡng có trong rau sam thì loại rau này được dùng như là thuốc bổ, rẻ tiền sẵn có trong tự nhiên.

Rau càng cua

Tương tự như rau sam, rau càng cua cũng là loại rau mọc dại nhiều ở các vùng quê. Rau càng cua mọc dại, có rất nhiều tên gọi khác nhau theo vùng miền như rau tiêu, đơn buốt, quỷ châm thảo, thích châm thảo, cương hoa thảo hay rau đơn kim.

3

Trước đây, rau mọc ở các vùng đất ẩm, góc vườn, khe đá, những khe tường mốc, ẩm. Người dân thu dọn như cỏ dại, không có người ăn, vì rau có mùi vị lạ. Ngày nay, rau càng cua trở thành món nhiều người mê, giá thành khá cao. Người dân có thể dùng rau càng cua trộn salad, gỏi, nấu canh hoặc có thể ép trực tiếp lấy nước uống.

Đáng chú ý trong y học hiện đại, các nhà khoa học phát hiện càng cua rất giàu kali. Cụ thể, 100g rau càng cua chứa tới 277mg kali, 224mg canxi, 62mg magie, 5,2mg vitamin C. Ngoài ra, loại rau này còn chứa nhiều nước và các khoáng chất vitamin, carotenoid.

Càng cua còn chứa Peperomin E có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Bổ sung rau càng cua vào bữa ăn hằng ngày cũng là cách hữu hiệu để ức chế tác hại xấu của các gốc tự do trong cơ thể.

Ăn rau càng cua giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, xơ vữa động mạnh nhờ hàm lượng chất xơ cao. Các khoáng chất như kali, magie tốt cho kiểm soát chỉ số huyết áp, giảm mỡ máu, giảm chỉ số đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tim mạch.

Rau càng cua còn tốt cho sự phát triển của xương, được dùng trị bệnh loãng xương ở người lớn và chống bệnh còi xương ở trẻ nhỏ. Càng cua còn chứa hợp chất beta - carotene (tiền vitamin A) tốt cho thị lực.

Trong Đông y, rau càng cua có tính hàn, vị chua cay giúp bổ âm, dưỡng huyết, tiêu độc thanh nhiệt, thông ứ, chỉ thống, lợi cả về đại lẫn tiểu tiện. Ngày này, chúng ta có thể sử dụng rau càng cua khi có các biểu hiện nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm gan, viêm dạ dày, viêm ruột.

Lưu ý, rau càng cua lợi tiểu, chứa nhiều nước, bạn không nên ăn nhiều vào buổi tối. Người bị dị ứng, hen suyễn và có tiền sử hen suyễn nên tránh không ăn. Người có cơ thể hàn, chân tay lạnh cần thận trọng khi sử dụng loại rau này.

Rau càng cua dễ mọc, mọc tốt nên ít người phun thuốc hay bón phân đạm.

Bí quyết rửa rau sạch

- Nên rửa rau 4-5 lần: Muốn đạt hiệu quả tốt nhất trong việc loại bỏ chất hóa học, bảo vệ thực vật trong các loại thực phẩm, theo các chuyên gia, ngâm rửa bằng nước sạch nhiều lần là điều quan trọng nhất, nên rửa 4-5 lần. Cách rửa rau cũng đóng vai trò khá quan trọng. Bạn nên dùng chậu nhiều nước để dễ loại bỏ đất cát, sau đó rửa dưới vòi nước chảy nhiều lần giúp trôi bụi bẩn lẫn hóa chất.

- Ngâm với nước muối pha loãng: Bạn chỉ nên ngâm thực phẩm với muối trong chậu nước khi đã rửa sạch đất cát. Sau đó, thực phẩm vẫn cần rửa lại dưới vòi nước sạch.

Để đáp ứng nhu cầu chất dinh dưỡng có từ rau xanh và hoa quả, theo Tổ chức y tế thế giới, một người trưởng thành hàng ngày nên tiêu thụ ít nhất từ 300 gam rau xanh và 100 – 200 gram hoa quả sẽ giúp phòng chống nguy cơ mắc các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng.

chia sẻ bài viết
Theo:  nguoiduatin.vn copy link
Từ khóa:
Tin nên đọc