Thống kê cho thấy, Việt Nam có nhiều tiến sỹ nhất Đông Nam Á và nhiều nhà khoa học trở thành chuyên gia hàng đầu ở các viện nghiên cứu. Tuy nhiên các nhà khoa hoạc lại bất lực với đủ thứ lạ trong năm 2012." />

24.300 tiến sĩ nhưng bệnh lạ vẫn ’chưa xác định được’

( PHUNUTODAY ) - align: justify;">Thống kê cho thấy, Việt Nam có nhiều tiến sỹ nhất Đông Nam Á và nhiều nhà khoa học trở thành chuyên gia hàng đầu ở các viện nghiên cứu. Tuy nhiên các nhà khoa hoạc lại bất lực với đủ thứ lạ trong năm 2012.

Đời sống) - Thống kê cho thấy, Việt Nam có nhiều tiến sỹ nhất Đông Nam Á và nhiều nhà khoa học trở thành chuyên gia hàng đầu ở các viện nghiên cứu. Tuy nhiên các nhà khoa hoạc lại bất lực với đủ thứ lạ trong năm 2012.

[links()]

Theo thống kê của Bộ Khoa học - Công nghệ (KH-CN), hiện nay cả nước có một đội ngũ trên 9.000 giáo sư và phó giáo sư, 24.300 tiến sĩ (TS) và 101.000 thạc sĩ. So với năm 1996 đội ngũ này tăng trung bình 11,6%/năm, trong đó TS tăng 7%/năm, thạc sĩ tăng 14%/năm.
 
Với những con số kể trên, Việt Nam là quốc gia “khủng” xét về số lượng học hàm học vị. Ấy thế mà trong suốt giai đoạn 2006-2010, chúng ta chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ. Đến 2011, dư luận sốc nặng khi không có một tấm bằng sáng chế nào có xuất xứ từ Việt Nam dù đội ngũ GS, TS ngày càng “trùng trùng điệp điệp”. 
 
Căn bệnh lạ ở Quảng Ngãi khiến các nhà khoa học
Căn bệnh lạ ở Quảng Ngãi khiến các nhà khoa học "bó tay" khi không thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
 
Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore (4,8 triệu dân) có 647 bằng sáng chế. Đứng thứ hai là Malaysia (27,9 triệu dân) với 161 bằng sáng chế; Thái Lan (68,1 triệu dân) có 53 sáng chế. Còn một nước có số dân và trình độ phát triển tương đương nước ta là Philippines cũng có tới 27 bằng sáng chế.
 
Càng không bình thường khi chúng ta so sánh với Thái Lan (có ít giáo sư và tiến sĩ hơn ta) khi trong cùng thời gian 2000-2007 đã có đến 310 bằng sáng chế. Có thể nói rằng trong các nước Đông Nam Á (ngoại trừ Lào, Kampuchea và Miến Điện) Việt Nam có số bằng sáng chế thấp nhất.
 
PGS-TS Phạm Bích San, Phó tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), cho biết: “Số giáo sư, TS chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường ĐH Việt Nam nào được đứng trong bảng xếp hạng 500 trường ĐH hàng đầu thế giới. Số lượng các bài báo công bố quốc tế của cả nước gần 90 triệu dân trong một năm chỉ bằng số lượng của một trường ĐH ở Thái Lan”.
 
Các nhà khoa học không thể xác định được loài côn trùng, ký sinh trùng được phát hiện trong quần áo mới này.
Các nhà khoa học không thể xác định được loài côn trùng, ký sinh trùng được phát hiện trong quần áo mới này.
 
Điều đáng buồn hơn là trong năm 2012, trên địa bàn nước ta xuất hiện hàng loạt những thứ lạ lùng như bệnh lạ, thú lạ,... khiến người dân vô cùng hoang mang. Không ít người trông đợi vào kết luận của các nhà chuyên môn để có thể phần nào bớt lo lắng trước những tin đồn thất thiệt.
 
Tuy nhiên, trước hàng loạt những hiện tượng, căn bệnh, con vật lạ lùng, các nhà khoa học Việt Nam lại chỉ đưa ra chung 1 câu trả lời "chưa xác định được".
 
Phải chăng khoa học Việt Nam đang bất lực hay các giáo sư, tiến sĩ quá bận rộn với công việc mà không thể chuyên tâm nghiên cứu để tìm ra kết luận cho đủ thứ lạ trong năm vừa qua?
  • An Khanh (Tổng hợp)
 
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn