3 tiếc nuối "để đời" khiến Gia Cát Lượng "nhắm mắt" không yên
Điều nuối tiếc thứ nhất: Lấy sai người
Nhân vật được đánh giá là một trong những nuối tiếc để đời của Khổng Minh chính là người vợ Hoàng Nguyệt Anh.
Mặc dù vừa có tài, lại vừa là con gái danh sĩ Hoàng Thừa Ngạn nổi tiếng, nhưng Hoàng Nguyệt Anh lại sở hữu tướng mạo không được coi là đẹp, thậm chí còn bị đánh giá là xấu xí.
Tương truyền Hoàng thị là một người phụ nữ làn da ngăm đen, tướng mạo rất xấu xí, có tên tục Hoàng A Sửu. Bà còn được liệt vào hàng "Ngũ xú Trung Hoa" (5 người phụ nữ cực kỳ xấu xí của Trung Hoa nhưng lại có tài năng xuất chúng và phẩm hạnh cao thượng).
Từ cổ chí kim, con người đều có khao khát hướng tới cái đẹp. Vì vậy mà không ít người từng ao ước có được ý chung nhân sở hữu dung nhan bắt mắt.
Thế nhưng Gia Cát Lượng lại tình nguyện lấy một người phụ nữ xấu xí như Hoàng Nguyệt Anh. Điều này đã khiến không ít người cảm thấy nuối tiếc cho danh sĩ vừa có tài năng lại vừa sở hữu ngoại hình xuất chúng như vậy.
Cũng vì điều này mà có ý kiến cho rằng, cuộc hôn nhân với Hoàng Nguyệt Anh là một nuối tiếc để đời của Gia Cát Lượng.
Điều nuối tiếc thứ hai: Theo sai chủ
Tương truyền rằng trước lúc qua đời, Lưu Bị từng nói căn dặn Gia Cát Lượng: "Đối với con trẫm, nếu có thể giúp được thì giúp, nếu nó bất tài, hãy tự thay nó đi".
Tuy nhiên cũng theo giai thoại khác cho rằng, ngoài lời dặn dò với Gia Cát Lượng, Lưu Bị còn ủy thác Triệu Vân để mắt tới con mình (theo Sina). Vì vậy, không ít người nhận định Lưu Bị ít nhiều vẫn đem lòng đề phòng Gia Cát Lượng.
Theo đánh giá của KKNews, nuối tiếc lớn nhất trong cuộc đời của Gia Cát Lượng chính là không thể giúp minh chủ thực hiện nguyện vọng thống nhất thiên hạ, mà nguyên nhân sâu xa của điều này xuất phát từ việc Khổng Minh đã lựa chọn sai người để phò tá.
Điều nuối tiếc thứ ba: Dùng sai tướng
Ngoài Hoàng Nguyệt Anh và Lưu Bị, người cuối cùng để lại nuối tiếc trong đời Ngọa Long tiên sinh còn có Mã Tắc.
Năm xưa, Lưu Bị từng nhận định rằng người như Mã Tắc không thể trọng dụng. Thế nhưng Gia Cát Lượng lại không nghĩ như vậy.
Trong lần Bắc Phạt đầu tiên, ông đã bỏ qua lời can ngăn của mọi người, đem cứ điểm trọng yếu là Nhai Đình giao cho Mã Tắc trấn thủ.
Nào ngờ cuối cùng Mã Tắc để mất Nhai Đình, khiến cho đại quân Bắc Phạt của Khổng Minh thảm bại quay về.
Có thể nói, Mã Tắc là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thất bại của lần Bắc phạt đầu tiên. Thậm chí thất bại của vị tướng này còn ảnh hưởng đến kết quả của những lần Bắc phạt tiếp theo.
Chỉ vì dùng sai người này, sự nghiệp Bắc phạt của Gia Cát Lượng cuối cùng vẫn không thể hoàn thành.
3 bài học sâu sắc rút ra từ Tam Quốc
Nguyên tắc thứ nhất: Kỷ luật của tập thể phải được đặt lên hàng đầu
Câu chuyện Gia Cát Lượng "gạt lệ trảm Mã Tốc" cũng đã nhắc lại một bài học chưa bao giờ cũ đối với những người làm lãnh đạo: Kỷ luật của tập thể phải là yếu tố được đặt lên hàng đầu.
Khi gặp phải bất kỳ mâu thuẫn nội bộ nào, người lãnh đạo trước tiên phải xử lý dựa trên việc ưu tiên áp dụng kỷ luật.
Cũng giống như câu chuyện Khổng Minh chém Mã Tốc nói trên. Bản thân vị mưu sĩ túc trí đa mưu ấy thà rằng hy sinh một vị tướng tài chứ cương quyết không phá vỡ kỷ cương quân ngũ.
Tương tự như vậy, việc xử lý những vi phạm trong nội bộ nên được diễn ra một cách công bằng và đúng theo quy định, tuyệt đối không nên ưu tiên hay thiên vị cho bất kỳ cá nhân nào.
Việc tuân thủ kỷ luật không chỉ duy trì sự ổn định trong nội bộ mà còn cải thiện tác phong của các cá nhân thuộc đội ngũ, từ đó giúp tập thể ngày càng trở nên vững mạnh.
Nguyên tắc thứ hai: Lãnh đạo phải là người nghiêm túc chấp hành kỷ luật để làm gương cho tập thể
Vào thời phong kiến, cổ nhân vốn coi việc cắt tóc là chuyện đại sự. Bởi quan niệm thời bấy giờ vẫn thường cho rằng mái tóc có ý nghĩa vô cùng thần thánh, một khi cắt đi cũng chẳng khác nào đầu lìa khỏi xác.
Tào Tháo lấy việc cắt tóc thay cho hình phạt chặt đầu, nhìn qua tuy có vẻ nhẹ nhàng, thế nhưng đây thực chất là một hình thức tự phạt nghiêm khắc mà không phải ai cũng dám tùy tiện thực hiện.
Hành động dứt khoát của ông chẳng những mang ý nghĩa tự răn đe bản thân mà còn trở thành tấm gương cho quân sĩ, khiến họ biết rằng một khi đã vi phạm quân kỷ thì dù là tướng quân hay binh lính cũng đều bị xử phạt mà không có ngoại lệ.
Câu chuyện Tào Tháo cắt tóc thay chặt đầu cũng thể hiện tầm quan trọng của người lãnh đạo trong việc tự túc duy trì kỷ luật của tập thể. Bởi nếu người đứng đầu không nghiêm túc chấp hành quy định, thì bản thân người đó không những chẳng có được sự nể phục của cấp dưới, mà các cá nhân trong tập thể cũng sẽ vì vậy mà coi thường kỷ luật.
Do đó song song với việc coi trọng kỷ luật chung, những người ở vị trí lãnh đạo cũng phải tự giác chấp hành những luật lệ ấy, có như vậy thì nội bộ của đội ngũ mới có được sự chỉn chu và ổn định.
Nguyên tắc thứ ba: Thay vì ôm việc vào người, hãy dành thời gian để bồi dưỡng nhân tài
Cái chết vì lao lực quá độ của Gia Cát Lượng chính là lời cảnh tỉnh cho những người lãnh đạo hoặc các cấp trên đang mang trong mình tâm lý "ôm việc vào người".
Khi đội ngũ còn đang trong giai đoạn phát triển, việc lãnh đạo phải trực tiếp giải quyết nhiều công việc cũng là điều dễ hiểu. Thế nhưng khi đội ngũ đã ngày càng trở nên lớn mạnh thì việc cấp trên quá ôm đồm lại là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của cả tập thể.
Thực tế, một trong những vai trò quan trọng những của người ở vị trí lãnh đạo là định hướng và đào tạo nhân tài để bồi dưỡng tiềm lực ngay từ trong nội bộ.
Ngược lại, nếu các leader mang tâm lý ôm đồm thì chẳng những khiến bản thân bị quá tải mà còn làm cho các cá nhân khác không có cơ hội thể hiện bản thân, từ đó ảnh hưởng tới hiệu suất công việc và thậm chí còn gây ra các mâu thuẫn nội bộ.