Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách, khó khăn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách con cháu khi làm những điều tội lỗi...Chính vì vậy, việc lau dọn ban thờ tổ tiên trong ngày tết như thế nào cho đúng được rất nhiều người quan tâm.
Những việc phải tránh khi lau dọn bàn thờ nếu không muốn bị xui
1. Tuyệt đối không được làm đổ vỡ đồ thờ
Ngày nay điều kiện kinh tế xã hội phát triển nên nhiều gia đình thường bài trí bàn thờ tổ tiên với rất nhiều vật dụng khác nhau. Chính vì thế, khi lau dọn bàn thờ nếu sơ sảy một chút, bạn có thể làm rơi, vỡ các đồ thờ cúng. Điều này vốn đã là một điềm không may. Nếu đổ vỡ đồ thờ trong tháng cô hồn và rằm tháng 7 thì đó là đại kỵ.
Đồ thờ cúng trên ban thờ là những vật linh thiêng nhất trong ngôi nhà của bạn. Đây cũng là những đồ thể hiện sự trang trọng, tôn kính đối với những người thân và tổ tiên đã khuất. Nếu bạn không cẩn thận làm đổ vỡ thì đó là một điềm dữ, theo quan niệm dân gian khi xảy ra điều này, các vong linh đã khuất sẽ tức giận và mang đến điều không may cho gia chủ. Chính vì thế, khi lau dọn bàn thờ bạn cần hết sức cẩn thận, từ tốn, tỉ mỉ để tránh làm đổ vỡ bất cứ đồ gì.
2. Di chuyển bát hương tùy tiện có thể gây xui xẻo cho gia đình
Trên bàn thờ, nơi trang trọng nhất chính là vị trí đặt bát hương. Theo phong thủy ban thờ và quan niệm dân gian, bát hương là nơi giáng của các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với cõi âm. Bát hương thờ là hình thức hội tụ tâm thức. Giống như một sợi dây vô hình để khi gia chủ thắp hương cầu nguyện là thần linh, tổ tiên có thể chứng giám được lòng thành. Vị trí đặt bát hương nếu bị di chuyển bừa bãi có thể gây ra tai ương và xui xẻo cho gia đình. Chính vì thế, khi lau dọn bàn thờ, tối kỵ việc làm bát hương bị di chuyển, đặc biệt là trong tháng cô hồn.
3. Lau theo thứ tự bài vị của Thần Phật rồi đến tổ tiên, ông bà…
Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì không nên dùng nước lạnh mà dùng nước ấm, khăn sạch. Một điều lưu ý là khi dọn dẹp bàn thờ, nếu có bài vị của thần Phật thì phải lau trước, sau đó thay nước và lau bài vị của tổ tiên, tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước. Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần phật.
Xem thêm:
1. Cách lau dọn bàn thờ ngày cuối năm đón Tết đúng, chuẩn nhất RƯỚC TÀI LỘC VỀ NHÀ