Theo quan niệm của người Việt, đầu năm là dịp đi lễ ở các địa điểm linh thiêng như đền chùa để cầu vận may cho gia đình. Cuối năm sẽ là dịp để đi "trả lễ". Do đó, người dù bận đến đâu cũng cố gắng thu xếp thời gian đến đúng nơi mình đã "xin lộc" để lễ tạ.
3 nên cần nhớ khi lễ tạ cuối năm
- Đi lễ phải thành tâm: Đi lễ chùa phải xuất phát từ tâm, cảm thấy thảnh thơi, thoải mái và không đi theo phong trào. Không làm trái giáo lý nhà Phật, bài trừ các hoạt động mê tín dị đoan.
- "Xin lộc" ở chùa nào thì cuối năm "trả lễ ở đúng chùa đó: Đầu năm bạn đã đến chùa nào để cầu bình an, may mắn, tài lộc thì cuối năm nên đến đúng nơi đó để lễ tạ. Việc làm này giúp mọi người cảm thấy yên tâm, thanh thản hơn.
- Sắm sửa lễ vật: Dâng lễ tại chùa thường chỉ được sắm lễ chay gồm hương, hoa quả, oản, xôi, chè... Không sắm lễ mặn như thịt gà, giò, chả... Hoa nên dùng khi đi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, mẫu đơn, hoa cúc, hoa hồng...
- Cách xưng hô khi vào chùa: Nên dùng Phật danh “A di đà Phật” thay tên gọi để mở lời chào trụ trì và tăng ni trong chùa. Khi ra về cũng nên dùng câu này để bái biệt.
4 không khi đi lễ tạ cuối năm
- Không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong các địa điểm linh thiêng như đền, chùa, phủ.
- Khi vào chùa, không nên đứng lễ hoặc quỳ chính giữa Phật đường vì đó là vị trí tối các của trụ trì. Nên đứng hoặc quỳ chếch sang bên một chút.
- Khi đi lễ, không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, bao tay... vào Tam Bảo bái Phật. Nếu lỡ đặt những đồ đạc như vậy trên bàn, chiếu hoặc trong góc Tam Bảo để bái Phật thì mọi công quả tu dưỡng đều tiêu tán. Đi chùa, tốt nhất nên hạn chế mang theo nhiều đồ vật tùy thân.
- Không nên chen nhau dâng hương và lễ vật; không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy; không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm trong Phật đường.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.