Nguyên tắc đặt bát hương (nhang) trên bàn thờ chuẩn để tránh gia tiên trách phạt

( PHUNUTODAY ) - Nguyên tắc đặt bát hương (nhang) trên bàn thờ chuẩn để tránh gia tiên trách phạt mà bất cứ gia đình nào cũng cần biết.

ban-tho

Trong năm không phải ngày nào chúng ta cũng có thể lau chùi bát hương, bàn thờ, tỉa bớt chân nhang mà chúng ta thường làm vào ngày 23 tháng Chạp.

Trong khi lau dọn các bạn có thể dùng nước ấm, rượu hoặc nước gừng để lau chùi đồ thờ cúng nhé, tất nhiên trước khi lau chùi thì chúng ta cần phải thắp hương và cúng khấn cho phải phép.

Nguyên tắc đặt bát hương (nhang) trên bàn thờ

Đặt bát hương trên ban thờ phải theo một nguyên tắc nhất định của từng vùng. Bát nhang là nơi giáng của các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với cõi âm. Bát nhang thờ là hình thức hội tụ tâm thức. Giống như một sợi dây vô hình để khi gia chủ thắp hương cầu nguyện là thần linh, tổ tiên có thể chứng giám được lòng thành. Vì vậy bát nhang phải có sự phân chia riêng cấp bậc giữa "quan lại" và chúng dân.

Với người dân vùng đồng bằng Bắc bộ và những cư dân gốc ở đây thường là đặt 3 bát hương trên đế Tam sơn cho một ban thờ.

Ba bát hương này khi đứng từ ngoài nhìn vào thì: bà tổ cô bên trái, thổ công chính giữa và gia tiên bên phải, trong đó bát hương thổ công bao giờ cũng to hơn 2 bát kia và đặt ở vị trí cao hơn.

Nhiều nhà đặt quá nhiều bát hương trên ban thờ là không đúng cách, không tổ hợp được sức mạnh Tâm linh hoặc là, theo thời gian số người mất trong gia chủ tăng lên thì bàn thờ cỡ bao nhiêu để bày cho đủ số bát hương (cho Tổ tiên, Kị, Cụ, Ông Bà, Bố Mẹ, Bà Cô, Ông Mãnh...).

Mặt khác cũng không được dán giấy ghi rõ bát hương nào thờ Thần, bát nào thờ Tổ tiên, bát nào thờ ai cụ thể. Bởi ghi như vậy là một việc làm trịnh thượng vô tình đã "phạm thượng" với bề trên: người trần, con cháu quy định cho chỗ đi về cho Thần linh và Tiên tổ!

Sử dụng bát hương

Gia chủ phải đặt bát hương nơi bàn thờ sạch sẽ, không nên để uế tạp. Mỗi khi sắp xếp lại ban thờ (thường vào 23 và 30 tháng Chạp) phải khấn vái, xin phép và chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn,… còn bát nhang, bài vị đã định vị thì không được xê dịch.

Khi lau dọn bát nhang, bài vị, ban thờ… phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu cho pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch. Quan điểm không để động bát hương chỉ phù hợp với từng nơi, có nhiều nơi vẫn bê bát hương xuống lau chùi bình thường.

Lưu ý: Khi lau dọn bàn thờ, gia chủ nên dùng nước ấm, rượu hoặc nước gừng để lau chùi đồ thờ cúng và trước khi làm việc này thì cần phải thắp hương và cúng khấn xin phép gia tiên nhà mình.

Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo!

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn