Sự biến động về kinh tế, xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ góp phần tạo ra nhiều ngành nghề mới. Điều này kéo theo sự biến động về thị trường lao động.
Dự báo trong 5 năm tới sẽ có 6 nhóm ngành có khả năng phát triển mạnh.
Nhóm ngành công nghệ và kỹ thuật
Nhóm ngành này bao gồm các công việc như cơ điện tử, tự động hóa, nhiệt, công nghệ kỹ thuật ô tô - tàu thủy; điện - điện tử; công nghệ hàn; công nghệ dệt - sợi - may; quản trị viên của các ngành thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, thiết kế công nghiệp, mỹ thuật ứng dụng, kiến trúc; công nghệ xây dựng, cộng nghệ vật liệu, năng lượng, công nghệ môi trường...
Nhóm ngành công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin, phát triển chuyên sâu về khoa học máy tính, lập trình và thiết kế phần mềm, bảo mật mạng, trí tuệ nhân tạo...
Nhóm ngành tài chính - kinh doanh
Bao gồm quản trị kinh doanh, kinh daonh quốc tế, tài chính, ngân hàng, quản trị rủi ro, quản trị chất lượng, quản lý hệ thông thông tin, dự báo kinh tế - nhân lực - xã hội, tư vấn tài trình, quản lý dự án khoa học môi trường - hàng không, logistic và chuỗi cung ứng, truyền thông marketing - digital marketing, tài chính kế toán, kiểm toán, tài chính doanh nghiệp...
Nhóm ngành khoa học xã hội
Gồm sư phạm kỹ thuật, sự phạm giáo dục, luật, ngôn ngữ, quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện, du lịch, nhà hàng, khách sạn, ẩm thực, tâm lý các chuyên ngành...
Nhóm ngành chăm sóc sức khỏe
Gồm các ngành y, dược, điều dưỡng, răng - hàm - mặt, các chuyên ngành quản trị cơ sở dữ liệu ngành y tế, kỹ sư nghiên cứu tế bào gốc, công nghệ y sinh, nghiên cứu gen, dịch vụ làm đẹp, thẩm mỹ, chăm sóc sức khỏe...
Nhóm ngành công nghệ nông - lâm
Gồm khoa học cây trồng, chăm nuôi, thú ý, lâm sinh, công nghệ sau thu hoạch; công nghệ thủy hải sản, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học - hóa...
Cùng với sự phát triển của các nhóm ngành nêu trên, một số ngành nghề truyền thống có thể đi xuống do sự thay đổi của công nghệ và quy trình sản xuất hiện đại như thu cước, bưu tá, tiếp thị qua điện thoại, đánh máy và nhập dự liệu...