Ai cũng có tham vọng cải thiện nhiều thứ trong cuộc sống nhưng chưa hiểu 4 điều này thì còn khổ cực nhiều

12:35, Thứ ba 26/02/2019

( PHUNUTODAY ) - Muốn cuộc sống hạnh phúc, trước hết phải hiểu 4 điều này!

Hiểu người khác

Trong cuộc sống, công việc, tôi gặp phải sự khác biệt về quan điểm hàng ngày. Học cách quản lí những quan điểm khác nhau là một kỹ năng tôi đã phát triển trong vài năm nay. Vậy tôi đã làm như thế nào?

Tôi nhắc nhở bản thân về một thực tế đơn giản: Mỗi người là một sản phẩm được tạo ra từ chính kinh nghiệm của họ. Có thể, mọi người có thể có quan điểm rất khác với quan điểm của tôi - đôi khi sự thật là như vậy. Điều đó không có nghĩa là họ sai. Nó nghĩa là trải nghiệm cuộc sống của họ rất khác với tôi và tôi có thể sẽ có cùng quan điểm nếu tôi sống cuộc sống của họ.

Điều này tự nó thì sẽ không giải quyết được bất kỳ vấn đề. Tuy nhiên, đó là bước đầu tiên để giải quyết xung đột. Hiểu người khác cho phép tôi nhận ra được sự khác biệt về quan điểm và giải quyết vấn đề cộng tác với người khác khi xuất hiện điểm khác biệt đó.

photo-1-15510689531011089346554

Lắng nghe

Đây là kỹ năng quý giá nhất mà tôi đã phát triển. Không ít khi tôi có mặt trong một cuộc họp với nhiều người, tất cả đều cạnh tranh để có thể nói lên ý kiến của họ. Trong những trường hợp này, tôi im lặng. Tôi để họ nói chuyện. Tôi để họ nói cho đến khi họ không còn gì để nói. Nếu họ nói điều gì đó mà cần tôi phản hồi, tôi viết nó ra và chờ đợi.

Đến một lúc nào đó, phòng họp sẽ trở nên yên tĩnh. Có thể là mọi người đã nói hết những điều họ muốn nói, hoặc họ đang tò mò tại sao tôi lại không nói gì. Nếu là vế sau, tôi khuyến khích họ tiếp tục nói. Tôi ghi chép. Tôi cố gắng hiểu những gì họ đang nói, những gì họ muốn và tại sao họ muốn nó. Cuối cùng, họ sẽ khuyến khích tôi nói ra quan điểm của mình. Lời nói của tôi sau cùng đều rất có trọng lượng.

Hiểu bản thân

Tự nhận thức là một kỹ năng cực kỳ quý giá không chỉ cho công việc mà còn cho cuộc sống. Bất cứ khi nào tôi có tâm trạng xấu, tôi dành thời gian để hiểu điều gì đã kích thích tôi. Điều gì không đáp ứng mong đợi của tôi? Tôi có cảm thấy bị xúc phạm không? Tôi có đói không?

Tâm trạng tồi tệ của tôi nhanh chóng biến mất khi tôi phát hiện ra nguyên nhân. Đây là vũ khí bí mật của tôi để giữ bình tĩnh trong thời buổi nhiều lúc có thể xảy ra mâu thuẫn. Thật không may, việc tìm ra nguyên nhân chỉ là phần dễ dàng - phần khó nhất là nhận ra tôi đang ở trong tâm trạng tồi tệ ngay từ đầu.

Không ham muốn

phat-day-doi-khi-phai-chap-nhan-quen-di-vai-nguoi-vi-ho-khong-thuoc-ve-tuong-lai-cua-ta-14-9759-155089234463489351473-crop-1550892353852948255089

Khi nói đến niềm tin cốt lõi, tôi cực kì tin tưởng một sự thật mà Phật giáo khẳng định: Ham muốn là nguyên nhân của đau khổ.

Xét tới một ví dụ rõ ràng về điều này, hãy quan sát cách trẻ em trở nên khốn khổ sau khi nhìn thấy một món đồ chơi mà chúng muốn. Thật không thể tin được, thực sự là một phút trước đó tụi trẻ đang rất hí hửng, vậy mà sau đó, chúng sụp đổ ngay lập tức khi mà cha mẹ chúng từ chối đáp ứng mong muốn đó.

Cá nhân tôi có thể theo dõi tất cả những nỗi sợ hãi, lo lắng và những cảm xúc tiêu cực khác, và cả những ham muốn cơ bản. Những cảm xúc tiêu cực này có thể có tác động rất thực tế đến các doanh nghiệp. Tôi không hiếm khi thấy các công ty từ bỏ các quy trình hoặc giá trị của họ vì sợ mất khách hàng.

Tôi không tin rằng mong muốn trở thành một điều xấu, trên thực tế, mong muốn là khởi đầu cho tham vọng, điều này rất quan trọng đối với kinh doanh. Nhưng cũng giống như lửa - nó cần phải được kiểm soát.

2 câu chuyện ý nghĩa dạy bạn sống ý nghĩa

1. Năm 38 tuổi, tôi dự định học hai năm và thi lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành y thuật chụp tia Xquang. Tôi nghĩ mình không đủ khả năng thực hiện được việc này. Ngồi lại với một người bạn, tôi nói: “Mình đã quá già để bắt đầu học một cái gì mới. Mình sẽ 40 tuổi khi lấy được bằng mất”. Bạn tôi đáp: “Nếu cậu không làm, cậu vẫn sẽ 40 tuổi và không có nổi tấm bằng nào trong tay đâu”.

Bây giờ, tôi gần 60 tuổi và cũng chính tấm bằng đó đã tạo nên sự khác biệt giữa việc cố gắng thay đổi cuộc sống với sự đấu tranh chỉ để tồn tại.

2. Tôi nhớ hồi 13 tuổi, khi đang dạy cô em 6 tuổi cách nhảy xuống bể bơi, con bé cứ đứng đấy, sợ hãi và lo lắng. Ở gần đó có một phụ nữ khoảng 75 tuổi đang bơi chậm rãi thấy vậy liền tiến lại. Bà cố gắng tìm cách giúp em tôi lặn song con bé liên tục hét lên: “Cháu sợ lắm! cháu sợ lắm!”. Người phụ nữ nhìn em tôi rồi bế nó lên cao: “Cứ sợ đi! Nhưng sau đó vẫn phải thực hiện!”.

Đó là câu chuyện xảy ra 35 năm trước mà tôi không thể nào quên được. Vấn đề không phải ở chỗ bạn sợ mà ở việc bạn hoảng nhưng vẫn gắng vượt qua để làm điều mình cần.

Thực tế là thế giới liên tục chuyển động và sẽ luôn có một cơ hội khác. Tôi không trao đổi những gì tôi tin tưởng với bản thân để kiếm lợi ích ngắn ngủi. Tôi cũng không căng thẳng khi tôi đánh mất một cơ hội công việc tốt. Tôi cố gắng học hỏi từ những thất bại của mình để tôi chuẩn bị khi cơ hội tiếp theo xuất hiện.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc