Ý nghĩa của tùng La Hán
Tùng La Hán không chỉ là một cây cảnh mà chúng còn được xem là một cây kinh tế giá trị truyền đời. Thời xưa chỉ gia đình giàu có mới có điều kiện mua tùng La Hán về trồng. Tùng La Hán ngự trong sân vườn thể hiện sự giàu có thịnh vượng, trường tồn từ đời này sang đời khác, thể hiện thế vững mạnh uy nghi của gia chủ.
Cây tùng La Hán có thể sống cả trăm năm nên được xem là cây quý và càng nhiều tuổi càng giá trị. Thế nên tùng La Hán không chỉ là cây cảnh thông thường mà tự thân nó đã là một tài sản của gia đình được dành từ đời này sang đời khác mang uy nghiêm của gia đình. Tùng La Hán vì thế còn có tên gọi là Tùng Vạn niên. Tên gọi tùng La Hán vì dáng cây gợi tới dáng các vị La Hán.
Thời trước tùng La Hán được xem là cây cảnh phong thủy mang tài lộc cho gia đình thịnh vượng cho con cháu và thể hiện truyền thống đời đời. Những cây tùng La Hán sống lâu năm cầu mong sự trường thọ của gia chủ. Cây tùng sừng sưng thể hiện sự vững vàng của người quân tử cũng như sự nghiệp công danh không sợ lụi bại.
Tùng La Hán xanh tốt quanh năm nên được cho là không bao giờ sợ khó khăn, dù bão tốt thì cũng vượt qua như người anh hùng vượt qua mọi gian nan.
Trồng tùng La Hán trong nhà trong nhà là có thần phật che chở bảo vệ, mang lại bình an. Cây xanh tốt quanh năm mang nét thanh tao thịnh vượng. Cây có sức sống mãnh liệt nhiều năm nên đời đời làm ăn phát tài phát lộc.
Trồng tùng La Hán trong nhà mang lại ý nghĩa tốt lành cả về tiền bạc, sức khỏe và còn thể hiện truyền thống đời đời tiếp nối vững vàng. Vì thế một thế hệ trồng tùng La Hán là nhiều thế hệ được hưởng.
Tùng La Hán hợp những người mệnh gì?
Cây tùng La Hán đặc biệt hợp với hợp người mệnh Thủy và người mệnh Kim. Những người thuộc hai mệnh này rất nên trồng một cây tùng trong nhà. Nếu nhà không có đất rộng thì có thể trồng chậu. Nếu nhà có đất sân vườn nên trồng xuống đất để cây có thể sống nhiều năm.
Cách trồng tùng La Hán
Cây tùng La Hán ở trong nhà thường được trồng ở dạng bonsai. Tùng La Hán có 5 loại gồm:
Tùng La Hán dạng lá nhỏ: Là loại cây tùng La Hán có lá màu xanh đậm, hình dạng thuôn dài và mọc đối xứng lá nhỏ. Cây tùng La Hán lá nhỏ có thể cao từ 2 đến 4 mét, thích hợp trồng trong chậu hoặc ngoài trời.
Tùng La Hán dạng lá to: Là loại tùng La Hán cây có lá màu xanh nhạt, hình dạng rộng và mọc xen kẽ. Cây có thể cao từ 5 đến 10 mét, thường được trồng ở các công viên hoặc vườn nhà.
Tùng La Hán dạng lá kim: Là loại cây tùng La Hán có lá màu xanh sáng, hình dạng nhỏ và mọc sát nhau. Cây có thể cao từ 1 đến 2 mét, rất dễ uốn thành các hình dạng khác nhau.
Tùng La Hán dạng lá xoan: Là loại cây tùng La Hán có lá màu xanh lục, hình dạng cong và mọc lẻ loi. Cây có thể cao từ 3 đến 6 mét, có vẻ đẹp cổ kính và uy nghi.
Tùng La Hán dạng lá tròn: Là loại cây tùng La Hán có lá màu xanh ngọc, hình dạng tròn và mọc chặt chẽ. Cây có thể cao từ 2 đến 5 mét, rất phù hợp để trang trí trong nhà hoặc ban công.
Tùng La Hán có thể trồng ở sân vườn hoặc chậu lớn hoặc chậu nhỏ để bàn.
Chọn ánh sáng: tùng La Hán cần đặt ở nơi nhiều ánh sáng vì cây ưa sáng.
Nhiệt độ: tùng La Hán ưa ấm áp mát mẻ không quá nóng không quá lạnh.
Đất trồng: Tùng La Hán không yêu cầu cao về đất trồng và chăm bón nên bạn có thể trồng tùng La Hán mà không cần tưới nhiều.
Tùng La Hán nên được trồng phía trước nhà hoặc phòng khách, không trồng Tùng La Hán phía sau nhà.
Tùng La Hán phát triển rất nhanh nên thường xuyên cắt tỉa tán cho thành dáng đẹp gọn gàng và uy nghiêm.
Tránh để tùng La Hán mọc lệch tứ tung lá làm mất dáng uy nghiêm hoặc tán xòe quá to phủ kín vào nhà làm tối không gian nhà. Tùng La Hán nên được tỉa dạng tán đều. Cây tùng La Hán có thể trường thọ hơn chủ nhân nên đó là một món quà mà đời này truyền đời khác cũng như truyền thống gia đình, tài sản sẽ được kế thừa nhiều đời, mang phồn vinh thịnh vượng truyền lại cho cháu con.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm