Một trong những lý do khiến cây cảnh không xanh tươi, nở hoa là vì người trồng chỉ phơi nắng, tưới nước mà lười bón phân. Vì vậy, muốn cây cảnh ra hoa nhiều, phát triển mạnh mẽ thì cần phải bón phân thường xuyên.
Chỉ từ 2 loại vỏ này, bạn không cần tốn tiền mua phân bón mà vẫn đảm bảo hoa nở rộ.
Vỏ cam
Không chỉ chứa nhiều vitamin C và nhiều loại dưỡng chất, vỏ cam còn có hàm lượng tinh dầu nhất định nên rất thích hợp dùng làm trà uống, có thể duy trì cơ thể khỏe mạnh hơn. Bạn phơi khô vỏ cam và đặt chúng dưới gối sẽ giúp sảng khoái tinh thần.
Nhưng ngoài tác dụng chữa bệnh thì vỏ cam còn có rất nhiều công dụng kỳ diệu trong cuộc sống hàng ngày. Nhất là đối với việc trồng cây cảnh, vỏ cam có tác dụng rất lớn.
Vỏ cam thích hợp nhất với những cây cảnh ưa đất bán chua và chua. Trước tiên bạn hãy cắt nhỏ vỏ cam, càng cắt nhỏ càng tốt để các dưỡng chất và tinh chất trong vỏ cam dễ hòa tan trong nước.
Tiếp đến bạn cho vỏ cam đã cắt nhỏ vào thùng nhựa hoặc chai nhựa đã bỏ đi, đổ nước sạch vào đầy 90%, vỏ cam chiếm khoảng 1/3, ngâm một ngày đêm là có thể tưới được.
Nhưng nếu để chai ngâm vỏ cam trong vòng 2-3 tháng có thể dùng làm nước enzym để tưới cây cảnh. Lúc này bạn cần phải pha loãng trước khi dùng.
Không chỉ giúp cây cảnh phát triển tốt hơn, nước vỏ cam còn có tác dụng khử trùng, tẩy giun và khử mùi. Bạn cũng có thể dùng nước vỏ cam để lau lá cây để giúp lá trở nên sáng bóng hơn.
Vỏ chuối
Cũng giống như cam, chuối là loại trái cây được ưa chuộng. Loại quả này ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, thơm và ngọt nhưng không béo.
Cây chuối có giá trị kinh tế cao và chuối là một trong 4 loại trái cây chính trên thế giới. Không chỉ vậy, vỏ chuối tưởng bỏ đi nhưng cũng có tác dụng trong cuộc sống. Thực tế thì vỏ chuối giàu đạm và đường, đồng thời còn có hơn chục nguyên tố dinh dưỡng, có giá trị ứng dụng đáng kể. Đặc biệt vỏ chuối rất thích hợp để làm phân bón cho cây cảnh.
Vỏ chuối có thể thúc đẩy rất hiệu quả sự sinh trưởng và phát triển của hoa, lá và thân rễ. Bạn có thể cắt nhỏ vỏ chuối rồi đem phơi nắng, đợi khô hẳn thì tán nhuyễn rồi cho vào chậu đất đảo đều và trồng cây cảnh lên trên.
Một cách khác là cắt nhỏ vỏ chuối và ngâm trong nước. Có thể thêm một lượng giấm gạo thích hợp để làm tăng hiệu quả. Bạn đặt nó ở nơi thoáng mát và thông gió, đậy kín trong 7-10 ngày. Khi tưới cây thì pha loãng dung dịch.
Cách thứ ba là làm đất dinh dưỡng hữu cơ bằng vỏ chuối và đất vườn. Cách thứ tư là cắt thành từng miếng nhỏ làm phân bón gốc. Cách thứ năm là dùng vỏ chuối lau lá.
Không chỉ có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của hoa, vỏ chuối còn có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm và vi khuẩn rất hiệu quả. Vì vậy nếu nhà bạn có vỏ chuối thì đừng vứt bỏ mà lãng phí.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Đối với con người chúng là rác, đối với cây cảnh chúng là ‘cực phẩm’ dinh dưỡng, đừng vứt bỏ
-
3 loại phân kali làm từ thứ bỏ đi nhưng giúp cây xanh mướt, ra hoa sum suê quanh năm
-
Tưới thứ ‘nước hải sản’ này cho cây: 1 tháng tưới 3 lần sẽ thấy hoa nở bung rực rỡ
-
3 thứ màu đen này đem bón cây cực tốt giúp lá xanh tươi, hoa đua nhau nở
-
Loại phân bón ‘vạn năng’ tốt hơn cả trùn quế, mỗi tháng dùng 1 lần hoa đua nhau nở