Sự đồng hành của cha mẹ ở bậc tiểu học
Đồng hành không có nghĩa là lúc nào cha mẹ cũng ở bên cạnh con cái. Điều này phụ thuộc vào việc cha mẹ có biết cách giao tiếp phù hợp với từng độ tuổi của trẻ hay không.
Nếu như có cha mẹ bên cạnh vào những lúc trẻ gặp khó khăn ở những thời điểm quan trọng thì trẻ mới có động lực tiến về phía trước.
Ngay khi con học tiểu học, nếu cha mẹ không bầu bạn với con thì khi con lên trung học sẽ dần dần không muốn chia sẻ với cha mẹ. Cùng với đó, trẻ có xu hướng không muốn nghe lời, cha mẹ cũng không thể kiểm soát được chúng nữa.
Hầu hết những người cha, người mẹ có tầm nhìn xa đều hiểu được sự thật này. Việc đồng hành cùng con ở trường tiểu học là để ngăn ngừa rắc rối xảy ra khi con bước vào tuổi vị thành niên.
Duy trì thói quen tốt ngay khi trẻ còn nhỏ
Một đứa trẻ giỏi giang, nổi bật hơn so với bạn bè cùng trang lứa thường thể hiện ở việc đứa trẻ đó tuân thủ kỷ luật và duy trì những thói quen lành mạnh.
Thói quen tự lập từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ vươn tới đỉnh cao trong việc học và thành công về sau. Theo thời gian, những việc làm thường ngày sẽ trở thành bản năng, không cần sự nhắc nhở từ phụ huynh.
Chính vì vậy mà những lời nói từ cha mẹ đối với cuộc đời con cái khi chúng còn nhỏ là vô cùng quan trọng và không thể xem nhẹ.
Một đứa trẻ đã nói với cha rằng cô bé muốn làm người quét rác trong tương lai vì sẽ làm cho hành tinh của chúng ta sạch hơn. Thay vì phản đối, người cha đã chỉ cho con thấy làm thế nào để trở thành một người quét rác và không quên nhấn mạnh dù con muốn làm gì, là ai thì kiến thức và kỹ năng để trở thành người đó là điều quan trọng.
Coi trọng sức khoẻ tinh thần của con cái
Có con ở độ tuổi dạy thì là một thách thức lớn đối với cha mẹ. Ở tuổi này trẻ có xu hướng nổi loạn và dễ gặp vấn đề về tình cảm nhất.
Báo chí Trung Quốc từng đưa tin về châu chuyện 20 thiếu niên bỏ học vì trầm cảm. Hầu hết đều là các em học sinh đứng đầu các trường trung học cơ sở trọng điểm, tương lai xán lạn. Nhưng một ngày nọ, các em cảm thấy lo lắng, mệt mỏi trong học tập, trở nên tuyệt vọng với thế giới.
Trẻ ban đầu vui vẻ nhưng dần trở nên trầm tính, dễ kích động. Có trẻ vốn tràn đầy nghị lực nhưng vì sợ không đỗ được trường đại học tốt nên cáu kỉnh, lúc khóc lúc cười không thể kiểm soát.
Cách tốt nhất để cha mẹ nuôi dưỡng con cái trong tuổi vị thành niên là quản lý cảm xúc, nuôi dưỡng tâm hồn, vun đắp tinh thần.
Với trẻ vị thành niên, cha mẹ nên chú trọng tới việc giao tiếp với con, hỗ trợ tâm lý. Thời điểm này trẻ rất nhạy cảm về tâm sinh lý nên cần cha mẹ quan tâm đặc biệt.
Trở thành tấm gương cho con cái
Một người mẹ 50 tuổi, đang là y tá trưởng đã quyết định thi tuyển sinh sau đại học cùng với con mình khi cô con gái không có tâm trạng học. Kết quả là bà được nhận vào chương trình thạc sĩ hành chính công tại Đại học Y Tây Nam, cô con gái 25 tuổi của cô cũng được nhận vào chương trình thạc sĩ nhi khoa của trường.
Nếu muốn thay đổi con cái, trước tiên cha mẹ phải xem xét lại chính mình. Cha mẹ làm gương thì con cái dễ dàng noi theo đồng thời cha mẹ cũng thay đổi chính mình theo hướng tích cực.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
3 việc ca mẹ càng lạnh lùng tàn nhẫn: Bé càng trưởng thành ngoan ngoãn, hiểu chuyện
-
Trẻ nhỏ có 6 dấu hiệu này, lớn lên dễ bị xã hội đào thải cha mẹ nên lưu tâm
-
Dựa vào 3 điểm sau, cha mẹ nhìn rõ tương lai con đáng hứa hẹn hay không
-
1 điều đứa trẻ nào cũng nên học từ sớm, lớn lên ai cũng yêu quý, không lo bị cô lập
-
Cách nuôi của cha mẹ khiến con lúc nhỏ thì sướng mà càng lớn càng bết bát, đừng yêu con sai lầm nữa