Cá chép
Theo chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng thì loại cá chép chính là một loại cá bổ dưỡng cực kỳ tốt cho sức khỏe. Theo y học cổ truyền thì trong thành phần của loại cá chép có vị ngọt, có tính bình, hàm lượng protein và vitamin dồi dào, có tác dụng trị ho, hen suyễn, thông sữa, lợi tiểu tiêu phù, tạo thèm ăn và tốt cho tiêu hóa phòng ngừa nhiều bệnh tật.
Nhất là trong thành phần của cá chép có hàm lượng đạm cao, chất lượng tốt, tỷ lệ tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể con người đạt 96%, cung cấp các axit amin thiết yếu, khoáng chất, vitamin A và vitamin D giúp bổi bổ cơ thể rất tốt.
Đặc biệt, trung bình trong 100g thịt cá chép chứa 17,6g đạm và 4,1g chất béo, 50mg canxi, 204mg photpho và nhiều loại vitamin nên giúp cơ thể được phục hồi nhanh chóng. Đặc biệt, trong thành phần của cá chép đa số là axit béo không no, có tác dụng hạ cholesterol, ngăn ngừa xơ cứng động mạch và bệnh tim mạch vành vô cùng hữu hiệu.
Cá trắm cỏ
Trong thành phần dinh dưỡng của cá trắm cỏ là loại cá bình dân rẻ tiền và rất phổ biến, đặc biệt chứa nhiều vitamin nhóm B (như B1, B2), niacin, axit béo không bão hòa và các khoáng chất như: canxi, sắt, kẽm, phốt pho, selen…
Trong y học cổ truyền thì cá trắm cỏ có tác dụng làm ấm bụng, mát gan, xua gió, là món ăn bồi bổ sức khỏe thanh nhiệt trung ấm, bồi bổ cơ thể thiếu hụt, rất thích hợp để bổ sung vào chế độ ăn mùa thu.
Bên cạnh đó, trong thành phần của cá trắm cỏ có thể nấu chung với đậu phụ, giúp bổ tỳ vị, điều hòa dạ dày, bổ thủy, tiêu sưng. Nhất là trong cá trắm cỏ có nhiều hàm lượng canxi giúp cho cơ tim và xương trẻ em, dùng được cho bệnh nhân bị bệnh mạch vành, lipid máu cao, trẻ em thiểu sản, phù thũng, lao phổi, phụ nữ ít sữa sau sinh vô cùng hữu hiệu
Cá nục
Khi nói tới cá nục nhiều người sẽ vô cùng ngạc nhiên bởi vì đây là loại cá mà nhiều người thường mua về cho mèo trong gia đình ăn. Và giá của loại cá này khá rẻ không tốn kém. Nhưng ít ai biết loại cá này chứa nhiều chất bổ dưỡng, trong đó thành phần Omega-3 có tác dụng trị đau khớp và làm giảm viêm nhiễm và đau khớp. Bên cạnh đó, trong thành phần của cá nục còn ít chất béo và hàm lượng cholesterol thấp so với các loại thịt khác nên có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch nếu ăn thường xuyên.
Cá chạch
Trong thành phần dinh dưỡng của cá trạch rất giàu protein và axit béo không bão hòa, có thể làm giảm cholesterol đáng kể, thích hợp cho người bệnh mãn tính và suy nhược cơ thể, thiếu máu và mệt mỏi. Đồng thời, cá chạch còn
Trong y học cổ truyền, đây là loại cá chạch có tác dụng làm ấm bụng, bổ sung sự thiếu hụt, dưỡng da, xua gió, diệt trùng, bồi bổ ngũ tạng. Đồng thời, cá chạch còn giúp hồi phúc sức khỏe sau khi sinh hoặc khi mới ốm dậy vô cùng tốt.
Cá lươn
Cá lươn cũng như cá chạch khá nhiều chât béo, canxi, omega 3 rất tốt cho sức khỏe của con người. Đặc biệt, lươn có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon khác nhau như cháo lươn, miến lươn, chả lươn... những món ăn này không chỉ thơm ngon và có sức bồi bổ sức khỏe vô cùng tốt. Bởi vậy, khi đi chợ nhìn thấy loại cá này bạn đừng bao giờ bỏ qua kẻo tiếc hùi hịu.
Tác giả: Min Min
-
2 lần mắc ung thư nhưng giao sư thọ 98 tuổi nhờ nguyên tắc 3 không liên quan tới tinh thần và tập luyện
-
Loại cỏ đầy đường bị người Việt bỏ đi lại là thuốc tốt và rau quý ở nước ngoài, làm món này cực ngon
-
Loại rau ăn được cả rễ, bổ ngang nhân sâm, quý hơn tổ yến, ngoài chợ bán 5 nghìn/bó
-
Người phúc mỏng, tuổi thọ ngắn thường có 4 dấu hiệu này khi đi bộ: Ai không có thật đáng chúc mừng
-
Những người trẻ lâu, trường thọ, quan trọng nhất là thực hiện ăn sáng như thế này, ai cũng có thể áp dụng theo