2 lần mắc ung thư nhưng giao sư thọ 98 tuổi nhờ nguyên tắc 3 không liên quan tới tinh thần và tập luyện

( PHUNUTODAY ) - Trải qua tuổi thơ nghèo khó với nhiều bệnh tật và ăn uống kham khổ, lại 2 lần đối mặt ung thư nhưng giáo sư Kỷ Tiên Lâm vẫn thọ 98 tuổi nhờ điều chỉnh tinh thần và lối sống

Giáo sư Kỷ Tiên Lâm là một nhà giáo dục và là nhà văn có tiếng ở Trung Quốc. Ông được biết tới không chỉ với thành tựu văn chương mà còn với bí kíp chăm sóc sức khỏe truyền cảm hứng cho nhiều người.

Ngày nhỏ giáo sư Tiêm Lâm lớn lên trong gia đình nghèo khó. Ông nhiễm bệnh đầu mùa năm 6 tuổi. Cuộc sông thiếu thốn nên thức ăn chính chỉ là ngũ cốc thô, rau củ. Ở tuổi trưởng thành ông mắc một số bệnh như loét dạ dày, hen suyễn, đục thủy tinh thể và bệnh tim mạch vành khiến chất lượng cuộc sống của ông giảm sút. Khi lớn tuổi ông hai lần phải điều trị ung thư, một lần là ung thư tuyến tiền liệt, một lần là ung thư bàng quang. Nhưng ông đã thọ tới 98 tuổi nhờ vào nguyên tắc 3 không dưới đây:

giao su Ky Tiên Lâm

1. Không tập thể dục theo trào lưu

Thể dục theo nhiều người là tốt và đó là phong trào phổ quát trong xã hội. Nhưng với giáo sư Tiêm Lâm thì thể dục không phải lựa chọn tốt của ông. Ông tập thể dục phù hợp với sức khỏe cá nhân. Thế nên mỗi người cần biết chọn lọc bài tập cho mình chứ không phải xã hội khuyến cáo tập gì tốt thì tập theo. Giáo sư Kỷ thể chất không khỏe mạnh không lực lưỡng nên ông chọn đi dạo để thư giãn. Theo giáo sư Tiên Lâm thì thể dục giúp nâng cao tâm trạng thoải mái, máu lưu thông tốt nên ông khuyên mọi người tùy thể lực có thể chỉ cần chọn bộ môn nhẹ nhàng thôi. 

the duc hop ly

2. Không kén ăn

Nhiều người quá thận trong trong ăn uống, ăn kiêng nhiều. Nhưng nếu quá bận tâm về việc ăn gì, thì tình trạng lo âu về thực phẩm có thể gây ra stress. Người lớn tuổi thì dễ bị chán ăn nên hấp thu không đủ chất thì suy nhược chết đói trước khi chết bệnh. Do đó theo giáo sư thì nên ăn đa dạng và lành mạnh, không ăn bừa, không ăn vô bổ nhưng không nên quá đắn đo trong việc ăn uống, không theo kiểu cái gì cũng sợ không tốt cho sức khỏe. Mỗi loại ăn một chút sẽ an toàn và tốt hơn cho cơ thể. Ông Kỷ suốt đời luôn cố gắng duy trì thói quen ăn uống thời thơ ấu, không kén chọn thức ăn.‏

3. Không cằn nhằn, cáu giận

‏Cáu giận cằn nhằn vừa khiến bản thân stress vừa gây không khí nặng nề với gia đình và người xung quanh. Điều đó khiến cuộc sống mệt mỏi hơn. Người già lại chủ yếu sống với 4 bức tường nên dễ cô đơn, dễ cáu gắt. Tính cách người già đôi khi như trẻ con hay dỗi, hay khóc, hay giận, hay hờn...Giáo sư cho rằng người già nên học cách thụ hưởng cuộc sống, nghỉ ngơi và tìm tới bình an cho mình. Thế nên họ cần có thói quen rèn luyện tâm hồn phong hpus, sẵn sàng khi thành người cao tuổi. Tránh tình trạng chấp với thế hệ sau. Giữ được tinh thần sảng khoái vui vẻ chính là cách tốt để khỏe mạnh và chống lại bệnh tật. 

vui ve hanh phuc

Sự u uất phiền muộn vì chấp vào quá nhiều việc của người xung quanh chính là một cách khiến cuộc sống của họ trở nên mệt mỏi.

Ở Việt Nam, bác sĩ điều trị bệnh cho người lớn tuổi từng gặp những trường hợp bệnh nhân huyết áp cao kiêng cả năm không dám ăn 1 quả trứng, hay bệnh nhân tiểu đường không dám ăn cơm mà ăn miến... Đó là những cách giữ sức khỏe cực đoan và có hại. Cũng tương tự khi tập thể dục không hợp với thể trạng cũng phản tác dụng. Thế nên mỗi người cần có sự lắng nghe cơ thể mình,và tuyệt đối không kiêng cực đoan. Bởi cực đoan còn nguy hiểm hơn không kiêng.

Còn trong đời sống thì yếu tố tinh thần là vô cùng quan trọng với mỗi người. Tinh thần không thoải mái không khỏe mạnh thì con người suy sụp rất nhanh. Tinh thần đôi khi còn mạnh hơn cả thuốc điều trị.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn