7 loại cây dưới đây gây hại sức khỏe đừng bao giờ trồng trong nhà kẻo hối hận.
Trúc đào
Hoa trúc đào có màu hồng ai cũng thích, bởi vậy nhiều người lựa chọn nó như một loài hoa phong thủy mang tới hỷ tín cho gia đình trong những ngày lễ tết. Nhưng hoa trúc đào trên hoa của nó mọi bộ phận của loại cây bụi này kể cả hạt, đều có độc. Các triệu chứng ngộ độc bao gồm chóng mặt, nôn mửa, tiêu chảy, nhịp tim không đều, đồng tử giãn và hôn mê dẫn đến tử vong.
Hoa loa kèn
Trong hoa loa kèn có chứa chất gây ảo giác scopolamine. Chỉ cần uống một giọt độc dược chiết xuất từ chất scopolamine của hoa loa kèn, nạn nhân có thể bị mất trí nhớ và mất tri giác tạm thời. Ở Nam Mỹ cây này được dùng làm thuốc hoặc để tạo ảo giác trong các nghi lễ tôn giáo. Chỉ cần hấp thụ một lượng nhỏ scopolamine có thể gây ngộ độc.
Hồng môn
Toàn thân cây hồng môn đều có độc tố calcium oxalate và asparagine. Bình thường những chất này không gây ảnh hưởng gì đến chúng ta. Tuy nhiên, nhà có trẻ nhỏ hoặc thú cưng thì cần lưu ý khi trồng, bởi ăn phải bất kỳ bộ phận nào của cây cũng gây bỏng rát họng, dạ dày và ruột. Lá hay hoa nếu nát dính vào da sẽ dễ tạo ban và rộp mụn nước.
Vạn niên thanh
Cây vạn niên thanh được nhiều người yêu thích và coi là một loại cây phong thủy quen thuộc được yêu mến. Cây này cũng như các cây họ ráy khác, tất cả bộ phận của cây vạn niên thanh đều có độc. Do đó phải cẩn thận khi va chạm, di chuyển hay chăm sóc loại cây cảnh này. Đặc biệt, trong phần mủ gây ngứa và nếu văng vào mắt thì rất khó chịu; ăn phải thì bị tê môi, đỏ lưỡi, nói khó, ngứa họng, đau rát, nôn mửa... Nếu lỡ dính mủ cây môn trường sinh bị ngứa dị ứng rất nguy hiểm.
Đỗ Quyên
Cây Đỗ Quyên có tên khoa học là Rhododendron occidentale. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Đặc biệt khi trúng độc hoa đỗ quyên sẽ có triệu chứng của ngộ độc là chảy nước dãi, nôn ói, uể oải, chóng mặt, khó thở. Riêng đối với trẻ em, chỉ cần một lượng nhỏ lá Đỗ Quyên (100-200gr) đã có thể gây ngộ độc nặng cần cấp cứu cực kỳ nguy hiểm. Nên nếu nhà bạn có trẻ nhỏ thì đừng bao giờ trồng cây đỗ quyên trong nhà kẻo gây hại cho bé.
Cẩm Tú Cầu
Hoa Cẩm Tú Cầu rất được nhiều người ưa chuộng bởi vẻ đẹp đặc biệt độc đáo của nó. Hoa có nhiều màu khác nhau và nở thành chùm tròn, dùng trang trí khá cá tính. Cây có tên khoa học là Hydrangea macrophylla. Tuy nhiên, các bạn nữ khi chưng cây này cần cẩn trọng bởi lá và củ cây có chất Hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.
Cây Trạng Nguyên
Trạng Nguyên là một loài cây nổi bật với những phiến lá bắc trên cùng thường đỏ rực với chùm hoa vàng nho nhỏ ở giữa. Cây là biểu tượng của ấm áp, may mắn, thành đạt và rạng danh nên thường được làm quà tặng, trồng trang trí trong nhà dịp Giáng Sinh, lễ Tết. Nhưng ít ai biết rằng loài hoa đẹp này nhưng nhựa cây Trạng Nguyên có thể gây kích ứng cho da và mắt. Đặc biệt nếu như trẻ nhỏ ăn phải có thể bị tiêu chảy hoặc nôn mửa ngộ độc cho bạn.
Tác giả: Min Min
-
Phần hay bị bỏ đi của quả gấc lại là dược liệu vàng, giàu hoạt chất giúp kháng ung thư
-
Uống sữa buổi sáng hay tối để cơ thể hấp thu tốt nhất?
-
Bưởi rất tốt nhưng 5 nhóm người này không nên ăn
-
4 loại trà hỗ trợ giảm cân và kiểm soát đường huyết: Rất sẵn ở chợ Việt
-
Buổi sáng đừng vội uống nước lọc, thêm thứ nguyên liệu rẻ tiền này vào tốt hơn nhân sâm, bổ hơn ăn thịt