Củ cà rốt
Trong thành phần dinh dưỡng của củ cà rốt chứa một số chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm vitamin K, vitamin A và chất chống oxy hóa. Đồng thời, củ cà rốt cũng chứa một lượng lớn beta-carotene, chất này có lợi trong việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch và có thể ngăn ngừa một số loại ung thư.
Các chuyên gia cho biết rằng thường xuyên ăn nhiều cà rốt có thể làm giảm tỷ lệ phát triển ung thư tuyến tiền liệt.
Cà tím
Trong thành phần dinh dưỡng của cà tím có chứa nhiều loại vitamin, trong đó vitamin P có thể làm mềm mạch máu và ngăn ngừa các bệnh tim mạch và mạch máu não. Ngoài ra, cà tím cũng giàu solanin có thể ức chế hiệu quả sự tăng sinh của các khối u hệ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư thực quản và ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, thì cà tím còn có tác dụng hạ cholesterol, chống xơ vữa động mạch, từ đó ngăn ngừa bệnh tim mạch vành.
Rau cần tây
Trong thành phần dinh dưỡng của cần tây có nhiều chất chất xơ, được tiêu hóa trong ruột tạo ra lignin, loại chất này là chất chống oxy hóa, ở nồng độ cao có thể ức chế chất gây ung thư do vi khuẩn đường ruột tiết ra, có thể ngăn ngừa ung thư ruột kết.
Thêm vào đó, trong rau cần tây có tính kháng viêm cao nhờ có chứa hợp chất hữu cơ polyacetylene có tác dụng ức chế viêm cấp tính trong các bệnh về xương như viêm xương khớp, bệnh gút, viêm khớp dạng thấp…
Rau khoai lang
Rau khoai lang có khả năng ức chế tế bào ung thư rất rõ rệt. Tỷ lệ ức chế tế bào ung thư của khoai lang đã nấu chín chiếm tỷ lệ rất cao. Đồng thời, rau khoai lang có thể ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư, đồng thời sẽ dần dần khử các tế bào ung thư đang tồn tại trong cơ thể.
Rau bắp cải
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tất cả các loại rau cải đều có tác dụng phòng chống ung thư, trong đó rau bắp cải nổi trội hơn cả. Nghiên cứu cho thấy, mỗi tuần ăn rau bắp cải 3-4 lần có tác dụng giảm nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư bàng quang và ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú.
Rau súp lơ xanh
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn rau súp lơ trong một thời gian dài, liên tục thì sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư vú, ung thư ruột và ung thư dạ dày.
Ngoài công dụng chống ung thư, súp lơ xanh còn có thể làm tăng cường khả năng giải độc của gan, nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể...
Nấm hương
Nấm hương có chứa chất β-D-Glucosidase, có thể tăng cường khả năng kháng ung thư cho cơ thể. Nó có hiệu quả rõ rệt đối với các bệnh ung thư ác tính như ung thư bạch cầu, thực quản, dạ dày, đại tràng, phổi, gan…
Ngoài ra, nấm hương còn có thành phần của chất cảm ứng interferon có thể xâm nhập vào tế bào ung thư ức chế sự phát triển của khối u.
Măng tây
Trong thành phần của rau măng tây có hàm lượng kẽm rất cao, có thể ngăn chặn các tế bào ung thư phân chia, phát triển, đồng thời ức chế hoạt động của các chất gây ung thư. Vì vậy, nếu chúng ta ăn nhiều măng tây, các tế bào ung thư sẽ không dám tới “làm phiền”. Thêm vào đó, măng tây còn chứa một lượng lớn vitamin, có thể cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
Tác giả: Min Min
-
Chuyên gia lý giải vì sao đau bụng uống nhân sâm lại "tắc tử"?
-
Người Nhật ít tập thể dục nhưng vẫn trẻ lâu sống thọ: Nhờ ăn nhiều 7 món, số 3 chợ Việt bán rất nhiều
-
Lòng đỏ trứng gà có màu vàng nhạt hay vàng đậm thì mới bổ dưỡng?
-
Trên cơ thể có 3 vị trí này cứng dễ đoản thọ, ai không có thật đáng chúc mừng
-
Loại hạt dịp Tết nhiều nhà có: Giúp xương chắc khỏe, ngừa cục máu đông