Vì sao đau bụng uống nhân sâm lại tắc tử?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết nhân sâm chứa các thành phần như a-xít amin, đạm, polysaccharide, đường mạch nha, đường saccazo, glucose, vitamin A, C, B1, B2... Đây là vị thuốc quý, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, kích thích cảm giác thèm ăn…
Nhân sâm được dùng trong y học cổ truyền từ thời cổ đại để cải thiện sức khỏe nói chung đồng thời là nguyên liệu để chữa một số bệnh. Nó được xếp vào nhóm thảo dược có chất thích ứng (adaptogen), một chất giúp cơ thể con người thích nghi với các hoàn cảnh bất lợi của môi trường, có tác dụng chữa nhiễm trùng, rụng tóc, rối loạn cương dương ở nam giới, thậm chí cả ung thư.
Tuy nhiên, thần dược này vẫn có tác dụng phụ nếu sử dụng quá nhiều. Với những người khí huyết lạnh thì cũng có tác dụng bổ khí dưỡng âm, thanh nhiệt, sinh tân, dùng trị khí hư, âm hao, cơ thể hư nhiệt. Vì thế khi bị đau bụng thuộc thể hàn, dùng sâm có thể nguy hiểm đến tính mạng. Khi nói về nhân sâm đã có một lời khuyên mang tính kinh điển: “Phúc thống phục nhân sâm tắc tử” - đau bụng uống nhân sâm thiệt mạng.
Những loại bệnh không được dùng nhân sâm:
Tăng huyết áp: Nhân sâm liều lượng thấp sẽ làm tăng huyết áp, nhưng liều cao làm hạ huyết áp. Bạn không thể nhận biết ngưỡng cao thấp này nên tốt nhất không nên dùng.
Người đang bị cảm: Nhân sâm bổ khí, sẽ làm cho tà khí ứ trệ lưu trong cơ thể không thoát ra ngoài được, kéo dài bệnh tình. Những người đang phải uống nhân sâm dài ngày nếu bị cảm thì nên ngừng cho đến khi khỏi hẳn.
Bệnh gan mật: Người bị viêm gan truyền nhiễm cấp tính, viêm túi mật cấp tính, bệnh sỏi mật, đau sườn, đau bụng, vàng da, phát sốt... đều ở tình trạng gan mật bị thấp nhiệt, khí không thoát. Việc uống nhân sâm sẽ càng làm khí trệ uất kết, bệnh nặng thêm.
Đau dạ dày: Với người mắc chứng viêm loét ở dạ dày do dịch vị ra quá nhiều, khí trệ mà sinh ra đau, huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra chảy máu. Nhân sâm bổ khí, làm cho khí càng thịnh lên, huyết càng hưng vượng, rất khó làm giảm và hết đau.
Giãn phế quản, lao: Bệnh nhân thường ho ra máu, sốt nhẹ, xuất huyết, đây là lúc âm hư hoả vượng, phế âm suy nhược. Nhân sâm càng làm tổn thương phế âm và làm hỏa vượng thêm, làm năng hơn tình trạng nôn ra máu.
Với những người thường xuyên khó ngủ hoặc hay mất ngủ nhưng sức khỏe yếu mà muốn dùng sâm nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày.
Bên cạnh đó, những trẻ em cơ thể yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng nhân sâm, song không nên quá lạm dụng vì sẽ làm cho trẻ bị dậy thì sớm.