Bữa sáng có vai trò vô cùng quan trọng. Nó là bữa ăn đầu tiên trong ngày, cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. Những món ăn vào bữa sáng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Tiêu thụ những thực phẩm lành mạnh, bạn sẽ nhiều năng lượng để làm việc, duy trì cơ thể khỏe mạnh. Ăn không đủ chất, thường xuyên ăn những món không tốt cho cơ thể sẽ khiến bạn mệt mỏi và đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.
Dưới đây là những món ăn sáng mà bạn nên tránh để phòng ngừa các bệnh tim mạch, đột quỵ.
Các loại bánh chiên rán
Đột quỵ có thể do xuất huyết hoặc do thiếu máu cục bộ. Nguyên nhân có thể do kiểm soát huyết áp kém trong thời gian dài hoặc do xơ cứng động mạch, khiến mạch máu tắc nghẽn. Khoảng 40% trường hợp đột quỵ thuộc loại xuất huyết, tức là vỡ mạch máu. Với trường hợp này, kiểm soát huyết áp kém là một nguy nhân quan trọng gây ra bệnh. Lượng muối và gia vị sử dụng trong các món ăn là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến việc kiểm soát huyết áp.
Các món bánh, quẩy chiên thường được ăn kém với cháo, sữa đậu nành tuy dễ ăn nhưng lại chứa nhiều muối và chất béo. Nếu bạn ăn nó mỗi ngày, lượng cholesterol trong máu và huyết áp sẽ tăng dần lên.
Ngoài ra, những món chiên rán với nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng lượng chất béo trong cơ thể. Khi chất béo bão hóa quá nhiều, độ nhớt của máu cũng sẽ tăng. Nó không chỉ gây ra tình trạng máu nhiễm mỡ mà còn làm ảnh hưởng tới huyết áp.
Thịt chế biến như xúc xích, thịt xông khói
60% các ca đột quỵ là do thuyên tắc mạch gây thiếu máu cục bộ. Một trong những nguyên nhân khiến các mạch máu bị tắc nghẽn là do ăn nhiều thức ăn chứa nhiều calo, nhiều chất béo. Các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, giăm bông, thịt xông khói có chứa hàm lượng chất béo và muối cao, có tác động không tốt đến huyết áp. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên tránh ăn loại thực phẩm này quá thường xuyên.
Mì ăn liền
Mì ăn liền (mì tôm) là món ăn sáng quen thuộc đối với nhiều người. Nó vừa rẻ vừa có hương vị hấp dẫn lại không mất nhiều thời gian để chuẩn bị. Tuy nhiên, mì ăn liền có hàm lượng muối cao, nghèo dinh dưỡng lại được bổ sung nhiều chất phụ gia, chất bảo quản không tốt cho sức khỏe.
Trong mì ăn liền cũng chứa nhiều chất béo bão hòa không dễ tiêu hóa. Trong quá trình sản xuất, mì ăn liền thường được chiên trong dầu ở nhiệt độ cao. Khi đó, dầu dễ bị oxy hóa và tạo ra các chất béo chuyển hóa. Chất béo chuyển hóa (trans fat) sẽ làm tăng mức cholesterol xấu trong máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, gây tắc nghẽn mạch và dẫn tới đột quỵ.
Vì vậy, bạn không nên ăn mì ăn liền quá thường xuyên. Nếu muốn ăn, cần bổ sung thêm rau xanh, các loại thịt, trứng... để cung cấp đủ lượng vitamin, chất xơ, protein cần thiết cho cơ thể.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Nữ bác sĩ người Nhật giảm 15kg, đường ruột khỏe nhờ ăn món này mỗi tối trước khi ngủ
-
27 chuyên gia dinh dưỡng nêu tên 6 thực phẩm hủy mỡ cực tốt: Vừa giảm cân vừa tốt cho sức khỏe
-
Mỗi ngày ăn 1 củ khoai lang, cơ thể nhận 7 thay đổi lớn: Giảm cân, ngừa u ác tính, kéo dài tuổi thọ
-
3 loại thực phẩm có thể khiến u xơ "mọc" đầy tử cung, BS khuyên chị em ăn càng ít càng tốt
-
6 loại rau quả giá rẻ được coi là "liều thuốc" giải độc gan thận, giúp đào thải kim loại nặng cực tốt