Củ cải là loại củ vô cùng bổ dưỡng, đa phần mọi người chỉ dùng phần củ mà bỏ đi phần lá xanh bên trên vì nghĩ nó không có công dụng gì. Tuy nhiên, đó là một sai lầm lớn, phần lá chính là kho tàng dinh dưỡng, ăn nửa cân rau này tốt hơn cả 10 củ nhân sâm.
Lá cây củ cải rất tốt cho sức khoẻ con người
Hàm lượng canxi của lá cây củ cải được xếp vào hàng tốt nhất trong số các loại rau, vượt qua cả sữa và đậu nành. Trung bình, cứ 100 gam lá rau củ cải có chứa 150 đến 350mg canxi. Ngoài ra, lá củ cải còn rất giàu vitamin K cần thiết cho quá trình hình thành xương, giúp việc bổ sung canxi hiệu quả hơn, được mệnh danh là “viên canxi tự nhiên”. Ăn lá củ cải thường xuyên giúp phòng ngừa loãng xương.
Lá củ cải có tính ấm, điều này khiến nó giá trị trong số các loại rau lá xanh. Trên thực tế, không có nhiều loại rau lá xanh có tính ấm, các loại rau có tính ấm và không gây kích ứng lại càng hiếm hơn.
Hàm lượng β-carotene trong lá củ cải cũng rất cao. Beta-carotene trong cơ thể có thể chuyển hóa thành vitamin A, có lợi cho thị giác, da và niêm mạc. Ăn thường xuyên có thể ngăn ngừa bệnh quáng gà, ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp và duy trì làn da mềm mại.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, lá củ cải tác dụng bồi bổ dạ dày, tiêu hóa thức ăn, nhuận tràng, trị kiết lỵ. Những thành phần dinh dưỡng có trong lá củ cải còn có tác dụng hạ huyết áp, giúp tiêu đờm, giảm ho, hạ khí. Vì vậy, nếu bạn gặp loại lá này, hãy tận dụng và ăn nó đừng vứt đi.
Một số món ăn được làm từ lá củ cải
+ Lá củ cải xào nấm hương
- Nguyên liệu: 1 nắm lá củ cải tươi, 8 cây nấm hương khô
- Cách làm:
Lá củ cải tươi rửa sạch, để ráo nước, sau đó cắt thành miếng nhỏ rồi rắc 1 ít muối để lá củ cải ra bớt nước. Tuy nhiên cũng không cần thiết phải cố tình loại bỏ hết nước khỏi lá củ cải. Ngâm nấm hương khô trong nước ấm, rửa sạch rồi cắt thành từng sợi.
Tiếp đến, cho chút dầu vào nồi, xào lá củ cải vài lần rồi cho nấm vào xào chung. Khi gần chín thì kiểm tra độ mặn, mặn thì cho nước, nhạt thì cho thêm chút muối.
+ Lá củ cải xào thịt lợn
- Nguyên liệu: Lá củ cải, thịt băm, tỏi, gừng, hành, ớt cay, dầu hào.
- Cách làm:
Đầu tiên, rửa sạch lá củ cải. Cắt ớt thành từng khoanh, băm nhỏ hành, gừng, tỏi.
Tiếp đến, đun sôi nước trong nồi, cho thêm chút dầu và chần rau củ cải đến khi rau chuyển màu thì vớt ra. Để nguội rồi thái nhỏ. Lưu ý: Cho dầu vào khi chần rau có thể làm màu lá củ cải xanh và sáng hơn. Đun nóng lại nồi mà không cần thêm dầu, cho củ cải vào xào cho đến khi nước khô.
Sau đó, đun nóng dầu trong chảo, cho thịt heo và gừng băm vào xào trên lửa nhỏ để loại bỏ mỡ, cho tỏi băm và ớt băm vào xào vài lần. Đổ lá củ cải thái nhỏ vào xào đều, thêm lượng thích hợp muối + ớt bột + nước mắm, dầu hào vào xào đều và dùng. Thêm dầu khi chần có thể làm màu củ cải xanh và sáng hơn.
+ Nộm lá củ cải
- Nguyên liệu: 1 lượng lá củ cải vừa phải, hai thìa nước mắm, 1 thìa giấm gạo, một ít dầu, 2 tép tỏi, ớt, muối.
- Cách làm:
Đầu tiên, lá củ cải tươi rửa sạch. Đun sôi nước nóng, cho một ít muối và dầu vào nồi rồi cho lá củ cải vào (lá sẽ có màu xanh). Vớt rau ra, rửa sạch dưới vòi nước lạnh để bớt chất cay nồng thường có trong lá củ cải. Để ráo nước, cắt nhỏ rồi cho ra đĩa. Tỏi, ớt băm nhỏ.
Lấy 1 một lượng nước mắm vừa phải, thêm 1 thìa dầu và giấm gạo. Cho dầu vào chảo đun nóng rồi cho tỏi, ớt, tiêu vào xào thơm nhưng chú ý không để cháy. Để lá củ cải vào dầu nóng và đảo đều rồi bắc ra thưởng thức.
Lá củ cải tốt nhưng không phải ai cũng thích hợp ăn loại lá này. Những người gặp vấn đề rối loạn tuyến giáp, người đang sử dụng thuốc làm loãng máu thì không nên ăn loại lá này.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Loại củ để làm miến, mùa đông rất nhiều, giá rẻ lại cực tốt cho trẻ nhỏ, bà bầu, thần dược cho người già
-
5 loại rau càng nấu kỹ càng nhiều dinh dưỡng: Nấu tái dễ nhiễm độc, nhớ cho kỹ
-
Người thông minh hiếm khi đặt 4 loại hoa này trong phòng ngủ để tránh sức khoẻ sa sút, tiền tài hao hụt
-
Showbiz 21/11: Thúy Ngân gặp vấn đề về sức khỏe, vợ cũ Hoài Lâm nối lại tình xưa với Đạt G
-
Uống nước tía tô cơ thể nhận về 8 lợi ích nhưng có nên uống thay nước lọc?