Bất ngờ với 4 bộ phận rau củ thường xuyên bị bỏ đi được chế biến thành những món ăn vừa ngon vừa bổ

( PHUNUTODAY ) - Nhiều những bộ phận rau củ thường xuyên bị vứt đi vô cùng phí phạm, có thể chế biến ngay thành những món ăn vừa bổ dưỡng, được gia đình yêu thích mà còn có thể tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

1. Vỏ dưa hấu

- Giảm huyết áp: Trong vỏ dưa hấu có chứa thành phần citrulline - làm tăng sự mở rộng của động, tĩnh mạch, từ đó giúp hạ huyết áp, cải thiện lưu lượng máu đến các mô trong cơ thể, phòng tránh nguy cơ bị xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ ở người mắc bệnh cao huyết áp.

- Giảm viêm khớp: Vỏ dưa hấu có hàm lượng cao lycopene có khả năng kháng viêm, xoa dịu cơn đau ở những người viêm khớp. Bên cạnh đó, lycopene trong vỏ còn có vai trò làm chậm quá trình lão hóa khớp, giúp xương chắc khỏe.

- Tăng cường sức đề kháng: Vỏ dưa hấu là nguồn cung vitamin C cho cơ thể, kích thích sản sinh tế bào bạch cầu nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Hơn nữa, citrulline cũng có tác dụng tiêu hủy gốc tự do, loại bỏ độc tố khỏi cơ thể

- Giảm các triệu chứng khó chịu thai kỳ: Việc tiêu thụ vỏ dưa sẽ giúp giải quyết tình trạng mệt mỏi, thay đổi tâm trạng, sưng phù chân và ợ nóng. Ngoài ra, còn giúp giảm tình trạng ốm nghén khi mang thai ở nhiều đối tượng.

Một số món ăn ngon được chế biến từ vỏ dưa hấu: Vỏ dưa hấu là ngâm chua, mứt vỏ dưa hấu, nộm vỏ dưa hấu, dưa hấu xào chua ngọt, bánh bao...

2. Lá cà rốt

Giảm tỷ lệ ung thư: Theo vài nghiên cứu quốc tế gần đây thì chất diệp lục trong lá cà rốt có khả năng kìm hãm sự phát triển của khối u, từ đó hạn chế sự phân chia tế bào ác tính, giảm sự lây lan của tế bào ung thư.

- Hỗ trợ tiêu hóa: Các chất xơ trong lá cà rốt giúp cơ thể đào thải lượng mỡ bám trong thành mạch và đường ruột từ đó các cơ dễ dàng co bóp hơn, kích thích sự đào thải phân.

- Giúp mắt khỏe mạnh: Lá cà rốt chứa rất nhiều tinh chất caroten – tiền tố của vitamin A, hợp chất có lợi cho mắt. Theo các chuyên gia, nếu thường xuyên sử dụng lá cà rốt sẽ giúp đôi mắt sáng hơn rất nhiều.

- Cải thiện lưu thông máu: Lượng vi chất magie và kali có rất nhiều trong lá cà rốt, có tác dụng giữ cho chu trình lưu thông máu diễn ra bình thường, nhờ việc đẩy lùi các loại chất béo có trong thành mạch.

Một số món ăn ngon được chế biến từ lá cà rốt: Salad lá cà rốt cá hồi, lá cà rốt xào tỏi, nui trộn lá cà rốt,...

3. Vỏ chuối

Theo các chuyên gia, vỏ chuối đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất xơ, các vitamin và khoáng chất, kali, chất béo không bão hòa đa và các axit amin thiết yếu... cho cơ thể. Trong đó, chất xơ giúp thúc đẩy sự đều đặn, ổn định chỉ số đường huyết và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Trong khi đó, kali có thể điều chỉnh mức huyết áp, ngăn ngừa loãng xương và giảm nguy cơ sỏi thận. Một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy rằng vỏ chuối rất giàu chất chống oxy hóa. Trong đó vỏ chuối chưa chín có mức độ chất chống oxy hóa cao nhất. Chất này có thể làm giảm viêm và phòng chống các bệnh mãn tính như bệnh tim, ung thư và tiểu đường.

Một số món ăn được chế biến từ vỏ chuối: Sinh tố vỏ chuối, làm trà từ vỏ chuối, cà ri vỏ chuối, vỏ chuối xào, tương chuối...

4. Hạt bơ

- Chống ung thư: Hạt bơ chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Chúng giúp cơ thể có thể loại bỏ các gốc tự do - nguyên nhân hình thành tế bào ung thư. Ngoài ra, trong hạt bơ còn chứa các hóa chất như flavonol - chất hỗ trợ cơ thể chống lại sự phát triển của tế bào ung thư.

- Làm giảm đau xương khớp: Bên cạnh những công dụng về sức khỏe nêu trên, hạt bơ còn có tác dụng giảm đau khớp, cơ bắp khi bôi đắp trực tiếp.

- Ngăn ngừa bong tróc da: Bột của hạt bơ hoạt động như một chất tẩy rửa tế bào chết tự nhiên cho làn da của bạn. Ngoài ra nó còn giúp loại bỏ bã nhờn và các tạp chất khác trên da hiệu quả. Đồng thời, nó còn giúp nuôi dưỡng da khô, da hư tổn, giúp làm trắng da từ sâu bên trong.

Đế sử dụng hạt bơ, bạn có thể đem hạt đi phơi khô và xay nhuyễn. Sau khi nghiền thành bột, hãy cho một ít khi làm món sinh tố trái cây hoặc rắc 1 ít lên salad, nấu súp và làm trà...

Tác giả: Minh Hằng