Thiện để dưỡng đức
Phong thủy tốt nhất cho một gia đình đó chính là sự thiện lương, có lòng bao dung. Cổ nhân có dạy: Bản thân mình muốn có thành tích thì cùng mong người khác có thành tích, muốn điều mình làm hai thì cũng mong người khác làm được điều đó.
Nếu bạn muốn được người khác đối xử tử tế, thì trước hết là bạn cần phải đối xử tử tế với họ. Người có thiện tâm thì hiện tại có thể thiệt thòi nhưng chắc chắn là tương lai sẽ có phúc báo sâu rộng, còn có thể làm lợi cho con cháu.
Đạo Phật thường nói: Phúc báo luôn ở sau lưng.
Người thiện tâm hiện tại thiệt thòi nhưng tương lai sẽ có phúc báo sâu rộng, còn có thể làm lợi cho con cháu.
Nhẫn để dưỡng phúc
Một gia đình khi chung sống thì chắc chắn sẽ có những mâu thuẫn lớn nhỏ. Tuy không có thù hằn sâu sắc nhưng tránh cãi là điều không thể tránh được. Nhưng đã là vợ chồng thì nhất định phải biết nhẫn nhịn.
Tu trăm năm thì mới được đi chung thuyền, tu cả ngàn năm mới được chung chăn gối. Đời người đâu phải chỉ cần biết hòa hợp, chỉ cần biết trân trọng tình cảm của nhau thì mới có thể lâu dài được. Gia đình chính là bến đỗ của hai người.
Chăm chỉ sinh tài
Người xưa có câu: “Người siêng năng thì nghèo không lâu, người lười biếng thì giàu không lâu”. Con cái ngày nay bố mẹ chỉ biết ôm trong vòng tay. Dù điều kiện tài chính ra sao, cũng không bao giờ để các con phải khổ.
Một người siêng năng thì nghèo không lâu, người lười biếng thì giàu không lâu.Con cái ngày nay bố mẹ chỉ biết ôm trong vòng tay. Dù điều kiện tài chính ra sao, cũng không bao giờ để các con phải khổ. Đời người chăm chỉ làm việc thì mới có cách tạo phúc cho bản thân mình.
Sách nuôi dưỡng khí
Đọc sách từ xưa đến nay là thói quen tốt, nó giúp mỗi người nâng cao được trí tuệ. Con người nhờ việc đọc sách mà có thể mở mang tri thức, giúp chúng ta thay đổi thế giới quan và nhân sinh quan. Đọc sách là cách giáo dục tốt nhất cho một đứa trẻ. Đối với một gia đình, không có thói quen nào tốt hơn là đọc sách.
Thông qua việc đọc sách, chúng ta có thể kết bạn với các bậc hiền triết, tìm kiếm kiến thức từ họ và giải quyết những nghi ngờ của bản thân trong cuộc sống.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Cổ nhân dạy " Gia đình có 3 cái "càng to" càng nghèo khó": Cái đầu tiên dễ phá sản đó là gì?
-
Cổ nhân dạy: 'Trong ba người đồng hành, ắt có người làm thầy của ta', họ là những ai?
-
Các cụ dạy: “40 không tham dục, 50 không tham tình, 60 không tham thực”, ý nghĩa thực sự là gì?
-
Tục ngữ có câu: ''Mua lợn xem chuồng, cưới vợ xem nhà'', liệu có còn áp dụng được ở thời nay?
-
Cổ nhân dạy "Xem trong bếp biết nét đàn bà, vào trong nhà biết đói hay no", có nghĩa là gì?