Đinh lăng có tên gọi khác: Cây gỏi cá, sâm nam …
Thuộc họ: Ngũ gia bì Araliaceae.
Bộ phận dùng: Toàn thân (củ, thân cây, lá cây).
Thành phần hóa học: (Theo Đỗ Tất Lợi) thành phần có alkaloid, glucozid, saponin, flavonoid, tannin, vitaminB1, acid amin …
Trước đây người dân thường trồng làm cảnh ở góc hè. Khoảng 15 năm gần đây khi người dân bắt đầu biết đến tác dụng của đinh lăng thì phong trào trồng và thu hoạch đinh lăng làm thuốc mới nhiều.
Theo y học cổ truyền lá đinh lăng có tác dụng phát tán phong nhiệt, chữa đau đầu, cảm nắng. Dùng lá sắc đặc uống có tác dụng tiêu nhọt, áp xe vú.
Lá sắc uống có tác dụng điều trị tiểu máu, tiểu buốt dắt do viêm tiết niệu do sỏi.
Thân cây thái lát phơi khô rồi sao vàng hạ thổ dùng điều trị các bệnh lý về xương khớp, điều trị đau lưng mỏi gối, đau nhức các khớp.
Củ cây đinh lăng có giá trị cao, có tác dụng bồi bổ cơ thể phục hồi tốt cho người mới ốm dậy, tốt cho tiêu hóa, làm mát cho cơ thể. Các thầy thuốc Đông y quý củ đinh lăng lâu năm như sâm cao ly.
Củ rễ cây đinh lăng sao vàng hạ thổ tác dụng điều trị viêm đại tràng mạn tính.
Theo Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, cây đinh lăng được mọi người dùng để ăn như rau làm gia vị và chữa nhức đầu. Nhiều nơi thường lấy lá đinh lăng để nấu canh với thịt, cá bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy.
Trong cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của giáosư, tiến sĩ Đỗ Tất Lợi viết: “Đinh lăng cùng họ với nhân sâm, có các thành phần giống sâm. Ngoài ra, đinh lăng có những tác dụng dược lý tương tự như sâm”.
Cách nấu nước lá đinh lăng tốt cho sức khỏe
Ngăn ngừa dị ứng:
Bài viết trên Báo Dân tộc và Phát triển cho biết, để ngăn ngừa dị ứng bạn cần chuẩn bị: Lá đinh lăng tươi từ 150-200g, nấu sôi khoảng 200ml nước (có thể dùng nước sôi có sẵn ở "phích").
Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5-7 phút chắt ra để uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai.
Cách dùng lá tươi thuận tiện vì không phải dự trữ, không tốn thời gian nấu lâu, lượng nước ít, người bệnh dễ uống nhưng vẫn đảm bảo được lượng hoạt chất cần thiết.
Chữa mất ngủ:
Chữa mất ngủ từ đinh lăng là phương pháp được lưu truyền trong dân gian từ cả ngàn đời nay. Nếu bị chứng mất ngủ kéo dài, tinh thần uể oải và thiếu tập trung, hãy dùng 24g lá đinh lăng, 20g tang diệp, 20g lá vông, 12g tâm sen, 16g liên nhục. Sau đó đổ vào 400ml nước và sắc lấy 150ml. Chia thành 2 lần uống mỗi ngày.
Ngoài ra, bạn còn có thể sao vàng hạ thổ lá đinh lăng để làm gối, cách này sẽ giúp bạn dễ ngủ, ngủ sâu hơn và khi thức dậy tinh thần luôn sảng khoái.
Đinh lăng tốt cho sức khỏe nhưng cũng là một vị thuốc Đông y, để sử dụng đinh lăng an toàn nhất bạn cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi sử dụng.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Điều gì sẽ xảy ra trong cơ thể nếu bạn thường xuyên ăn cá mỗi tuần?
-
5 thực phẩm càng ăn càng béo, món số 5 nhiều chị em yêu thích
-
Chuyên gia nhắc nhở: 3 loại nước không được uống khi ngủ dậy buổi sáng để tránh ảnh hưởng huyết áp, đường huyết
-
Loại quả giàu vitamin C nhất, ăn vào rất tốt cho gan
-
Những thứ đừng ăn uống khi 'bụng rỗng', nhất là vào buổi sáng