Có lẽ chưa bao giờ căn bệnh đột quỵ lại khiến chúng ta lo sợ như thời gian gần đây. Chỉ cần gõ tin tức về đột quỵ, hàng loạt thông tin cảnh báo và những ca bệnh điển hình xuất hiện dày đặc.
Thống kê y học thấy số người bị đột quỵ tăng cao hơn vào mùa hè, đặc biệt tập trung vào những khoảng thời gian của những đợt nóng đỉnh điểm. Cứ nhiệt độ tăng 1 độ C, nguy cơ đột quỵ tăng 10% trong thời gian 6 ngày - đó là công bố từ các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Haifa đưa ra kết luận trên căn cứ số liệu báo cáo về tình trạng đột quỵ của Bộ Y tế nước này.
Cụ thể hơn, các nhà nghiên cứu xác định được mối liên hệ chặt chẽ giữa nhiệt độ và cơn đột quỵ ở dạng tắc mạch máu cao hơn loại đột quỵ vỡ mạch máu gây xuất huyết não. Xem xét hồ sơ bệnh án của những người đột quỵ, các nhà nghiên cứu xác định khoảng thời gian ủ bệnh là 6 ngày và đều xảy ra ở nam và nữ giới ở độ tuổi trên 50. Vì vậy nhận biết và phòng tránh đột quỵ vào mùa hè là một trong những vấn đề quan trọng mà các bạn cần biết, nhất là với những người trên 40 tuổi hoặc người có tiền sử về bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ vào mùa hè
- Thời tiết mùa hè thay đổi thất thường, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao là nguyên nhân dễ dẫn đến hiện tượng đột quỵ
- Trong những ngày nắng nóng, độ ẩm không khí cao, và cơ thể chúng ta mất nước qua hơi thở, mồ hôi cũng có thể gây rối loạn về đông cầm máu và gây đột quỵ.
- Trời càng nóng chúng ta để điều hòa ở nhiệt độ càng thấp, ra khỏi môi trường điều hòa chênh lệch nhiệt độ dễ dẫn đến sốc nhiệt và biến chứng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
- Trời nóng nên con người có nhu cầu đi tắm để giải nhiệt. Đặc biệt những người làm việc ngoài trời, trong khi đó cơ thể đang trong trạng thái mất muối, nước nhiều, dẫn đến tình trạng máu cô lại làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Những ai dễ bị đột quỵ mùa nắng nóng
Trường hợp dễ bị đột quỵ, bao gồm: Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 4 tuổi, người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên, người đang mắc bệnh mạn tính như bệnh tim, phổi, thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa, bệnh tâm thần, những người có lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia, người không uống đủ nước,...
Người già và trẻ em dễ gặp phải biến cố đột quỵ do nắng nóng vì nhóm đối tượng này thích nghi với sự tăng nhiệt chậm hơn so với những người khác.
Ngoài ra, người sống trong khu vực đô thị thường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn những người cư trú ở vùng nông thôn. Nguyên nhân là vì ban ngày trời nóng, những người ở thành phố chịu hiệu ứng đô thị, dẫn đến nhiệt độ môi trường đô thị thường tăng cao hơn mức nhiệt thời tiết. Trong khi đó, vào ban đêm lại xảy ra hiện tượng “đảo nhiệt”, tức là nhiệt độ từ đường nhựa, bê tông phả ra ngoài, khiến cho nhiệt độ buổi tối giảm chậm hơn so với ở vùng nông thôn.
Với thời tiết nắng nóng, nguy cơ bị đột quỵ thường xảy ra khi nhiệt độ ngoài trời dao động từ 32oC trở lên. Theo như mức nhiệt độ này, các bác sĩ đã có khuyến cáo không nên hoạt động mạnh ở ngoài trời, hay đang ngồi điều hoà trong nhà đột ngột ra ngoài đường vì dễ dẫn đến sốc nhiệt và đột quỵ tử vong.
Cách phòng tránh đột quỵ, tai biến vào mùa hè
- Chăm uống nước: mất nước nhiều là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ Vì vậy, chúng ta cần chịu khó uống nhiều nước và đều đặn để bù vào lượng nước mà cơ thể con người bị thiếu hụt. Không nên đợi đến lúc khát mới uống.Uống đủ ít nhất 2 lít nước/ 1 ngày.
- Cố gắng vận động: thời tiết nóng làm cho chúng ta ngại vận động nhưng thực tế việc tập thể dục hoặc vận động cơ thể sẽ giúp tăng khả năng chịu đựng của thành mạch và làm giảm nguy cơ đột quỵ tốt hơn.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả: các acid amin có trong thực vật sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho tim mạch của chúng ta, giúp điều hòa huyết áp tốt hơn.
- Đừng mở máy điều hòa với nhiệt độ thấp
Trời nóng nên nhiều người điều chỉnh nhiệt độ máy điều hòa xuống rất thấp.Nhưng khi bước ra ngoài thì nhiệt độ chênh lệch đột ngột sẽ làm những mạch máu vốn đang ở trạng thái bình thường lập tức co lại, làm tăng huyết áp.
Dự báo thời tiết hôm nay (21/6), Hà Nội có nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến 39-41 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất ngày trong đợt nắng nóng này phổ biến 40-50%; thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 10-19 giờ.
Dự báo thời tiết các khu vực ngày và đêm nay (21/6) như sau:
Hà Nội ít mây, ngày nắng nóng đặc biệt gay gắt; đêm không mưa. Gió tây nam đến nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 29-32 độ. Nhiệt độ cao nhất 39-41 độ.
Phía Tây Bắc Bộ có mây, ngày nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 26-29 độ, riêng khu Tây Bắc 23-26 độ. Nhiệt độ cao nhất 38-41 độ, có nơi trên 41 độ; riêng Lai Châu-Điện Biên 32-35 độ.
Phía Đông Bắc Bộ ít mây, ngày nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt; đêm có mưa rào và dông vài nơi, riêng vùng núi phía Bắc có mưa rào và dông rải rác. Gió tây nam đến nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 28-31 độ, vùng núi có nơi dưới 28 độ. Nhiệt độ cao nhất 38-41 độ.
Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế ít mây, ngày nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt; đêm không mưa. Gió tây nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 28-31 độ. Nhiệt độ cao nhất 38-41 độ, có nơi trên 41 độ.
Đà Nẵng đến Bình Thuận có mây, ngày nắng nóng, riêng phía Bắc có nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 26-29 độ. Nhiệt độ cao nhất phía Bắc 37-40 độ; phía Nam 33-36 độ.
Tây Nguyên có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 19-22 độ. Nhiệt độ cao nhất 30-33 độ, có nơi trên 33 độ.
Nam Bộ có mây, ngày nắng, chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác, đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 24-27 độ. Nhiệt độ cao nhất 32-35 độ, có nơi trên 35 độ.
Tác giả: Vân Tiên
-
Từ 1/7, sổ hộ khẩu sẽ bị thu hồi: Xác nhận thông tin cư trú bằng cách nào?
-
Cậu bé 10 tuổi rơi từ chung cư tầng 5 sống sót thần kỳ
-
3 thay đổi cần lưu ý khi đi làm Căn cước công dân gắn chip kể từ ngày 1/7
-
Sau cơn mưa lớn, cảnh tượng đau lòng và tàn khốc của người dân Ấn Độ trong đại dịch được phơi bày
-
Vợ bỏ đi, chồng một mình nuôi con bại liệt