Cô gái 26t bị ung thư cổ tử cung, nguyên nhân do phạm phải điều này trong kỳ kinh dẫn tới nhiễm virus HPV

( PHUNUTODAY ) - Không chỉ bị nhiễm virus HPV nguy cơ cao mà còn xuất hiện các tổn thương ở cổ tử cung, bác sĩ chẩn đoán cô bị ung thư cổ tử cung.

Cô gái 26t bị ung thư cổ tử cung

Minmin (26 tuổi ở Trung Quốc, là nhân viên bán hàng của siêu thị). Mới đây cô có chu kỳ kinh nguyệt bất thường, lúc đầu Minmin cảm thấy không đau, không ngứa, cũng không quá nghiêm trọng nên cô không để tâm lắm.

Sau đó, cô thường xuyên cảm thấy đau bụng không chịu nổi. Tình trạng này trở nên càng ngày càng nghiêm trọng hơn khiến Minmin hơi hoảng, liền cùng cô bạn thân đi khám bệnh.

Khi được làm các xét nghiệm sàng lọc, các bác sĩ phát hiện ra rằng Minmin không chỉ bị nhiễm virus HPV nguy cơ cao mà còn xuất hiện các tổn thương ở cổ tử cung, bác sĩ chẩn đoán cô bị ung thư cổ tử cung.

Ảnh minh họa

Khi được hỏi về cuộc sống riêng tư, Minmin cũng phải thừa nhận rằng cô đã làm điều gì đó rất có hại cho sức khỏe. Cô thường quan tâm đến bạn trai quá nhiều, thậm chí còn quan hệ tình dục với bạn trai trong kỳ kinh nguyệt mà không có biện pháp an toàn. Chính vì những hành vi này mà cô ấy đã bị nhiễm virus HPV và dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Bên cạnh đó, sau khi tìm hiểu kĩ, bác sĩ đưa ra 3 việc xấu chị em tuyệt đối đừng nên làm trong kỳ kinh nguyệt nếu không muốn rơi vào tình trạng giống như Minmin.

1. Không làm vệ sinh cá nhân

Việc vệ sinh không cẩn thận dẫn tới các bệnh phụ khoa.

Hơn nữa, do phụ nữ có kỳ kinh nguyệt hàng tháng, đây chính là thời điểm mà cơ thể nữ giới trở nên yếu nhất, dễ nhiễm bệnh nhất. Vậy nên nếu việc vệ sinh cá nhân không được thực hiện tốt thì rất dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là vi rút HPV có thể gây ra ung thư cổ tử cung cùng nhiều bệnh phụ khoa khác.

2. Thức khuya

Thức khuya khiến các cơ quan trong cơ thể con người không được nghỉ ngơi đầy đủ, ngày hôm sau hệ miễn dịch sẽ bị ảnh hưởng bởi quá trình chuyển hóa tế bào bất thường. Từ đó, việc làm này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ miễn dịch.

Khi khả năng miễn dịch suy giảm, HPV có nhiều khả năng xâm nhập và gây hại cho chị em phụ nữ hơn, nhất là trong giai đoạn cơ thể đang yếu nhất ở kỳ kinh nguyệt.

3. Quan hệ và không có biện pháp an toàn khi quan hệ

Trước tiên, phải nói rằng việc quan hệ trong kỳ kinh nguyệt đã là không hề tốt cho sức khỏe nữ giới. Vào ngày hành kinh, âm đạo rất nhạy cảm, dễ tổn thương, phù nề và căng. Nếu cộng thêm những tác động của quan hệ thì sẽ khiến lớp niêm mạc ở âm đạo tổn thương và khiến phụ nữ bị rát sau khi quan hệ và dễ bị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Hơn nữa, các cặp yêu nhau sẽ trở nên "thân mật" một cách tự nhiên hơn khi yêu mà không sử dụng biện pháp an toàn. Nhiều người nghĩ rằng việc quan hệ trong kỳ kinh nguyệt sẽ không thể khiến nữ giới có thai, do đó, họ thường chọn thời điểm này để quan hệ thiếu an toàn. Tuy nhiên, thực tế thì ngược lại, việc quan hệ không sử dụng biện pháp an toàn trong kỳ kinh nguyệt vẫn có thể khiến bạn có thai, thậm chí còn làm tăng mức độ ảnh hưởng của các bệnh lây truyền qua đường tình dục khi nó xâm nhập vào cơ thể nữ giới.

Đã nhiễm virus HPV thì có tự khỏi không?

Virus HPV (human papillomavirus) là virus gây u nhú ở người, và là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư cổ tử cung - căn bệnh cướp đi sinh mạng của khá nhiều phụ nữ. Hầu hết những người đã từng sinh hoạt tình dục nhưng chưa tiêm phòng vắc xin HPV thì đều có nguy cơ nhiễm virus HPV.

Mặc dù hầu hết những chủng virus HPV là lành tính, tuy nhiên virus này vẫn được coi là nguy hiểm cần đề phòng bởi chủng virus sinh ung của nó có mặt trong 99,7% ca ung thư cổ tử cung được tìm ra từ trước tới nay.

Hầu hết các trường hợp nhiễm virus HPV đều không phải dấu hiệu rõ rệt. 70% HPV mới nhiễm tự hết trong vòng 1 năm. 91% số người nhiễm tự hết trong vòng hai năm. Thời gian trung bình cho nhiễm HPV mới là 8 tháng, chỉ một phần nhỏ là tiến triển thành ung thư cổ tử cung.

Có thể điều trị HPV?

Hiện nay chưa có biện pháp để điều trị HPV. Các bác sĩ có thể loại bỏ các tổn thương đường sinh sản để quan sát bằng mắt thường và mụn sinh dục gây nên bởi HPV, nhưng họ không thể tiêu diệt được virus.

Không giống như các bệnh lây truyền qua đường tình dục có căn nguyên vi khuẩn như lậu, Chlamydia hay giang mai, không có thuốc kháng sinh để chữa HPV. Chúng ta có thể tăng cường hệ thống miễn dịch để có thể hạn chế các thương tổn và một số loại tiền ung thư ở hậu môn, âm đạo.

Hệ thống miễn dịch sẽ dần dần phát huy khả năng tự bảo vệ chống lại virus, phòng ngừa HPV chủ yếu là từ tế bào, các vết thương tổn lây nhiễm từ mẹ sang con hoặc lây cho bạn tình. Phần lớn những người đã nhiễm HPV sẽ bị nhiễm suốt đời, nhưng hệ thống miễn dịch sẽ bảo vệ họ khỏi sự tái phát. Thậm chí sau nhiều năm điều trị thành công, mụn cóc hoặc tiền ung thư, ung thư vẫn có thể xuất hiện trở lại bởi sự suy yếu đáp ứng miễn dịch xảy ra trong khi mang thai, trong điều trị ung thư, cấy ghép hoặc trường hợp AIDS, nhiễm HIV (suy giảm miễn dịch) hoặc khi về già ( quá trình lão hóa miễn dịch).

Thông thường theo sự tiến triển nhiễm HPV thì đa phần tự thoái lui, chỉ có một phần nhỏ tiến triển thành ung thư cổ tử cung và hiện chưa có biện pháp nào để điều trị nhiễm HPV. Sàng lọc ung thư cổ tử cung và tiêm vacxin phòng tránh virus HPV là biện pháp an toàn ngăn ngừa những nguy cơ có thể xảy ra.

Tác giả: Vũ Ngọc