Hôi miệng
Khi nói đến hôi miệng, nhiều người sẽ nghĩ rằng vấn đề nằm ở đường tiêu hóa hoặc ở miệng. Tuy nhiên, có những trường hợp hôi miệng cũng xuất phát từ gan, liên quan đến chức năng gan.
Nguyên nhân là do khi các tế bào gan bị tổn thương, nó có thể gây ra tình trạng hôi miệng đáng kể. Vì gan có chức năng giải độc và chuyển hóa nên khi chức năng gan bị tổn thương thì khả năng giải độc và trao đổi chất sẽ bị suy giảm dẫn đến không thể đào thải kịp thời các chất thải chuyển hóa, rác thải tích tụ trong cơ thể, làm tích tụ độc tố ngày càng nhiều, và các chất độc sẽ tiếp tục lên men trong cơ thể, cuối cùng gây hôi miệng.
Vậy nên khi thấy hơi thở của mình có mùi hôi kèm theo đắng miệng, tốt nhất là bạn nên thăm khám các bệnh về gan kịp thời.
Nước tiểu hóa mùi hôi
Ở giai đoạn đầu của ung thư gan, nước tiểu sẽ có mùi rõ rệt. Đây là biểu hiện của tình trạng tổn thương tế bào gan.
Sau khi tế bào gan bị thoái hóa và hoại tử, lượng bilirubin tăng cao, nước tiểu sẫm màu và có mùi hôi đặc biệt rõ ràng.
Mùi cơ thể
Người bệnh bị ung thư gan có thể thấy rõ mùi cơ thể của mình. Lý do là bởi khi quá trình trao đổi chất diễn ra chậm lại, rác thải sẽ không thể thải qua hệ thống giải độc bình thường. Nó chỉ có thể bắt đầu xâm nhập từ bên trong, rác thải và chất độc được thải ra từ các lỗ chân lông và da, gây ra mùi cơ thể.
Để bảo vệ lá gan của mình khỏe mạnh bạn nên bổ sung 5 loại dưỡng chất này:
Lợi khuẩn
Lợi khuẩn đóng vai trò quan trọng với sức khỏe đường tiêu hóa, trong đó có lá gan. Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng thường xuất hiện ở những người gan nhiễm mỡ hoặc xơ gan.
Do đó, nếu muốn bảo vệ lá gan bạn nên tăng cường ăn những sản phẩm chứa nhiều lợi khuẩn như sữa chua, kefir và các sản phẩm lên men như tương miso, dưa cải bắp,…
Omega-3
Những người tiêu thụ nhiều omega-3 có hệ vi sinh vật đường ruột đa dạng hơn. Do vậy mà sức khỏe đường tiêu hóa tốt hơn.
Bên cạnh đó, axit béo omega-3 giúp làm giảm nồng độ lipid trong máu, giảm nguy cơ xơ hóa gan. Bạn có thể bổ sung omega-3 thông qua cá nhiều dầu, quả óc chó, hạt lanh hoặc các loại hạt có vỏ cứng,…
Vitamin E
Vitamin E giúp bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do, có lợi cho gan nên hạn chế sự tiến triển của gan nhiễm mỡ.
Bạn có thể bổ sung vitamin E thông qua dầu thực vật, các loại hạt vỏ cứng, ngũ cốc nguyên hạt, lòng đỏ trứng,…
Các loại gia vị
Một số loại gia vị như ớt bột, nghệ, cà ri có tác dụng tốt cho gan vì tính chất chống oxy hóa và nhờ khả năng kích thích các enzym thải độc. Bạn cũng có thể thay thế muối vốn không tốt cho gan bằng các loại gia vị, rau thơm,…
Trà xanh
Theo nhiều nghiên cứu, uống trà xanh vừa phải giúp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh gan do hàm lượng polyphenol hạn chế những thương tổn do DNA gây ra và giảm nồng độ lipid trong máu.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Cơ thể mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa: Tưởng bình thường nhưng là dấu hiệu cảnh báo một cơ quan đang tổn thương
-
4 dấu hiệu bất thường vào buổi sáng cho thấy xơ gan, K gan đến rất gần: Chỉ gặp 1/4 cũng đừng chủ quan
-
Cặp vợ chồng cùng bị K gan, BS nói thủ phạm nằm trong mâm cơm nhiều năm: Hãy xem nhà bạn có không
-
2 vị trí bị ngứa cảnh báo gan bạn đang gặp rắc rối, nhiều người không biết thường bỏ qua
-
Gan khỏe hay không nhìn thần sắc cũng biết: 3 dấu hiệu chứng tỏ gan khỏe mạnh, 2 dấu hiệu cần đi khám ngay