Rượu cúng thời hiện đại phạm tội bất kính
là một sản phẩm chắt lọc từ tinh hoa của gạo. Nên rượu được người xưa xem là sản vật tinh túy của nền văn minh lúa nước. Thế nên người xưa dâng cúng rượu là chọn rượu ngon, rượu chất lượng. Nhưng ngày nay nhiều người lại mua rượu cúng là rượu hàng mã, tức là chai rượu tượng trưng trong bộ hàng mã. Trong đó rượu không phải là rượu mà chủ yếu hóa chất pha với nước, rượu đó không để uống mà chỉ dùng dáng cúng xong thì đổ vào tro giấy tiền.
Cách dâng cúng rượu này tương tự cách dâng đồ giả lên thắp hương. Việc làm đó nhanh tiện gọn cho gia chủ nhưng không đảm bảo về ý nghĩa tâm linh, sự thành kính với gia tiên. Do đó theo góc độ tâm linh phong thủy thì cúng rượu giả là không tốt lành.
Cúng đồ giả, cúng cho có thì không cúng còn hơn. Việc thắp hương thờ cúng là để dạy con người về lòng biết ơn, truyền thống uống nước nhớ nguồn nên thành tâm hơn lễ vật nhưng tuyệt đối không phải dùng lễ vật giả. Thế nên nếu không có rượu ngon thì vẫn phải là rượu mà cúng xong thì có thể thụ lộc để dùng.
Nhiều gia đình thì lại dâng rượu màu rượu Tây đủ loại. Điều đó cũng không tệ nhưng không nên. Văn hóa truyền thống nên dùng rượu Việt Nam để dâng cúng gia tiên.
Ban thờ Phật không được dâng rượu
Rượu trong đời sống là tinh túy của thóc gạo nhưng trong thực tiễn chúng lại có cả hại trên tinh thần con người. Nhiều gia đình tan nát vì rượu. Men rượu điều khiển được con người khiến họ không còn là chính họ. Bởi thế trong văn hóa Phật giáo, Phật dạy Phật tử không uống rượu, không nấu rượu, không bán rượu. Rượu không tốt cho tu tập. Do đó đồ cúng dâng Phật cần chay tịnh và tốt lành cho tinh thần minh mẫn. Nên cúng rượu là phạm kỵ.
Đối với ban thần linh, dâng rượu giả bị quở trách
Rượu là lễ vật cần thiết với thần linh, thánh mẫu. Tuy nhiên cũng như với gia tiên, đồ lễ cần phải cẩn trọng lòng thành. Các thánh, các ngài, các mẫu phù hộ cho người trần nhưng cũng sẽ hay quỏ trách khi phạm lỗi. Do đó trong văn hóa tâm linh, việc cúng thần linh rất cần được chú ý để tránh bị thần oán trách, quở phạt. Thế nên khi dâng cúng thần linh cũng phải là rượu ngon, rượu dùng được chứ không phải là hũ rượu hàng mã, cúng xong chỉ có thể vẩy vào dập tro vàng mã không dám uống.
Bởi vậy nên tránh dùng hũ rượu cồn tượng trưng để cúng thần linh. Điều đó nếu xét theo góc độ tâm linh, phong thủy thì thà không cúng còn hơn là dâng đồ "đều", đồ "giả" kém chất lượng.
Rượu trong văn hóa Việt Nam là một thực phẩm đặc biệt. Nó vừa thể hiện nét văn hóa đặc trưng, sự tinh túy của ẩm thực nhưng nó cũng lại vừa có thể gây hại cho con người. Bởi thế việc dùng rượu đã được nhìn nhận khác đi so với thời xa xưa của ông bà, nhưng trong lễ cúng truyền thống thì vẫn không thể thiếu rượu trên ban gia tiên và thần linh. Ngày nay nhiều gia đình chỉ cúng rượu chứ không dùng được rượu nên nghĩ rằng mua hũ rượu cúng hàng mã cho tiện. Tuy nhiên điều đó rất nên cẩn trọng trong tâm linh thờ cúng.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm
Tác giả: An Nhiên
-
3 loại tranh là ‘tam chủng hoạ’ mang sát khí, cổ nhân dạy không nên treo trong nhà
-
Muốn chọn quả bơ ngon, hạt nhỏ, thịt bơ dẻo thơm không đắng nhớ nhìn vào điểm này
-
Tại sao Tết Đoan Ngọ lại có tục ăn thịt vịt? Thịt vịt có ý nghĩa gì?
-
Nên mặc áo chống nắng màu sáng hay màu tối để không bị bắt nắng?
-
Mẹo bóc vỏ xúc xích ăn liền không cần kéo, chỉ một thao tác nhỏ là vỏ bong ra