Hai vợ chồng cũng nhiễm HPV do dùng chung khăn tắm
Chị Lý và chồng bằng tuổi tuổi nhau. Hai người kết hôn được hơn 2 năm. Một hôm, chị phát hiện khu vực quanh hậu môn của mình nổi mụn đỏ. Ban đầu chị nghĩ đó chỉ là dị ứng. Tuy nhiên, sau đó chị phát hiện chồng cũng gặp tình trạng tương tự. Mụn càng ngày càng nhiều và to hơn.
Lúc này, hai vợ chồng cảm thấy bất an nên vội đến bệnh viện khám. Kết quả cho thấy cả hai đều bị nhiễm virus HPV. Đặc biệt, chị Lý nhiễm nhiều loại HPV, bao gồm cả loại 16 và 18. Đây là hai loại HPV nguy hiểm nhất vì có khả năng nhiễm sâu vào tử cung phụ nữ và phát triển, làm thay đổi mô tử cung, gây ra ung thư cổ tử cung. Sau khi kiểm tra kỹ, bác sĩ cho biết cổ tử cung của chị Lý đã có những tổn thương nhất định.
Những nốt mẩn đỏ mà hai vợ chồng chị gặp phải không phải là dị ứng mà do virus HPV gây nên.
Sau khi tìm hiểu các thói quen sinh hoạt hàng ngày, bác sĩ cho rằng việc hai vợ chồng chị Lý cùng nhiễm HPV bắt nguồn từ nguyên nhân sử dụng chung vật dụng cá nhân, đó là khăn tắm.
Dùng chung khăn tắm là một thói quen mất vệ sinh, làm tăng khả năng lây nhiễm chéo vì khăn có thể tiếp xúc trực tiếp với bộ phận riêng tư.
Vợ chồng thân mấy cũng không dùng chung 5 món đồ
Khăn tắm
Như đã nói ở trên, dùng chung khăn tắm là một thói quen xấu. Khăn dùng để lau người, lau mặt, tiếp xúc với da của con người nên dễ bị nhiễm khuẩn. Cấu tạo của khăn được làm từ sợi bông, có khả năng hút nước tốt nên rất thích hợp để vi khuẩn tồn tại.
Đặc biệt, khăn tắm được treo trong phòng tắm ẩm ướt, bí bách nên vi khuẩn càng dễ sinh sôi. Vì vậy, các thành viên trong gia đình dùng chung khăn tắm rất dễ bị lây nhiễm chéo một số virus, vi khuẩn, trong đó có cả HPV.
Bàn chải đánh răng
Bàn chải đánh răng là một trong những món đồ mà bạn không nên dùng chung với bất cứ ai. Ban chải là nơi ẩn náu của rất nhiều vi sinh vật, chúng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo, nhiễm trùng nếu chúng ta sử dụng chung bàn chải.
Dao cạo râu, kìm cắt móng tay
Nếu vợ hoặc chồng mắc các bệnh truyền nhiễm đường máu như HIV, viêm gan B, viêm gan C... thì không nên dùng chung các đồ dung như dao cạo râu, cắt móng tay... Khi dùng chung, nguy cơ lây bệnh cho người khỏe mạnh sẽ rất cao. Sau khi dùng xong, cần chú ý khử trùng cho đồ dùng.
Đũa
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường không chú ý đến việc phải dùng riêng đũa, đặc biệt các đôi vợ chồng có lúc cũng sử dụng chung một đôi đũa. Tuy nhiên, bạn cần phải thay đổi thói quen này bởi nếu một người nào đó trong nhà mắc bệnh đường hô hấp, bệnh tiêu hóa hoặc các bệnh dễ lây nhiễm khác thì rất dễ lây bệnh cho những người còn lại. Do đó, dù là vợ chồng cũng không nên dùng chung một đôi đũa. Sau khi ăn xong nên rửa đũa sạch sẽ và phơi khô trước khi sử dụng tiếp.
Tác giả: Thanh Huyền
-
3 bộ phận bẩn nhất của con gà, thèm mấy cũng không nên ăn kẻo rước bệnh
-
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu bạn không mặc "quần chip"?
-
Tác dụng phụ mũi 3 ngừa Covid-19 có gì khác so với mũi 1 và 2?
-
Cặp vợ chồng 9x cùng bị K gan, BS nói thủ phạm là một thói quen bảo quản trứng vô cùng nguy hiểm
-
5 thực phẩm gần như không chứa calo, chị em ăn bao nhiêu cũng không sợ béo, lại còn đẹp da