Mang lại cảm giác thoải mái, giảm mùi hôi
Bớt đi một lớp quần áo chắc chắn sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Điều này không có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, một lợi ích khác của việc không mặc "quần nhỏ" chính là giảm mùi hôi.
Vùng bikini của phụ nữ vẫn tiết ra mồ hôi khi bị nóng bức và đồ lót làm độ ẩm bị giữ lại, tăng mùi hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Do đó, không mặc đồ lót có thể giúp mồ hôi nhanh khô và giảm thiểu mùi hôi.
Giảm trào ngược dạ dày - thực quản
Quần áo, đặc biệt là đồ lót bó chặt vào cơ thể, tạo sức ép và áp lực lên bụng, dạ dày và gây trào ngược dạ dày thực quản, dẫn tới chứng ợ nóng. Việc cởi bỏ đồ lót có thể giúp bạn giảm nguy cơ trào ngược axit.
Giảm nguy cơ viêm nhiễm
Candida là một loại vi khuẩn được tìm thấy ở 20% nữ giới. Dù một số người không gặp bất cứ triệu chứng nào nhưng vẫn có khả năng nhiễm nấm ở "vùng kín".
Lớp vải trên đồ lót có thể giữ độ ẩm, tạo môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn sinh sôi. Do đó, đôi khi không mặc "đồ nhỏ" cũng là cách làm giảm nguy cơ nhiễm nấm.
An toàn hơn cho vùng bikini
Da ở vùng bikini rát mỏng manh, nhạy cảm và dễ tổn thương. Đồ lót quá chật hoặc làm bằng chất liệu nhân tạo có thể gây dị ứng, kích ứng, tổn thương và viêm nhiễm. Không mặc đồ lót và chọn những trang phục rộng rãi có thể giảm thiểu tình trạng này.
Lợi ích đối với nam giới
Nam giới giảm thời gian mặc đồ lót cũng nhận được nhiều lợi ích. Nó có thể giảm nguy cơ kích ứng, tổn thương, ngứa ngáy. Ngoài ra, việc này còn giúp bảo vệ sức khỏe hệ sinh sản.
Phụ nữ nên mặc đồ lót như thế nào?
Khi chọn đồ lót, chị em nên chọn những món đồ được làm từ chất liệu cotton thấm hút mồ hôi, độ co giãn tốt để tránh gây bí bách. Nên chọn quần có kích cỡ vừa cơ thể, không nên mặc quá chật vì sẽ tạo cảm giác khó chịu.
Vệ sinh vùng kín đúng cách, sạch vẽ là lau khô trước khi mặc quần áo.
Quần lót nên được giặt riêng vì nó thường chứa nhiều vi khuẩn. Nên thay quần lót ít nhất 1 lần/ngày.
Tuyệt đối tránh mặc quần ẩm ướt vì môi trường có độ ẩm cao là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra mùi hôi, viêm nhiễm, nấm ngứa.