Mới đây, một video quay lại cảnh người đàn ông 'sống lại' trong tang lễ của chính mình gây ra cơn sốt trong cộng đồng mạng.
Được biết, đám lễ này là của một người đàn ông ở Hermel, thuộc tỉnh Baalbek-Hermel, Cộng hòa Lebanon.
Mở đầu đoạn clip là cảnh nhiều người đang vây quanh chiếc quan tài để nhìn người đã mất lần cuối. Có tới hàng trăm người tới đưa tiễn người đàn ông đã ‘nhắm mắt xuôi tay’ này.
Thế nhưng khi một người phụ nữ khóc thảm thương và chạm tay vào thi thể ông lần cuối trước khi chôn cất. Lúc này, cảnh tượng kinh hoàng xảy ra khi người phụ nữ và vài người thấy người đàn ông đang nằm trong quan bỗng chuyển động như còn đang thở.
Những người xung quanh nhanh chóng hô hấp nhân tạo cho người đàn ông. Chỉ ít phút sau, người này đã lấp được nhịp thở ổn định và nhanh chóng được đưa đi bệnh viện cấp cứu.
Theo truyền thông địa phương, người đàn ông được làm các xét nghiệm kiểm tra cần thiết tại bệnh viện. Chuyên gia y tế xác nhận, người này vẫn còn sống. Thế nhưng tại sao trước đó người này lại được chẩn đoán là đã qua đời thì rất khó lý giải.
Trước đó, một trường hợp tương tự cũng xảy ra tại một ngôi làng ở Probolinggo, Đông Java, Indonesia.
Cụ thể, vào ngày 17/8/2020, bé gái Siti Masfufah Wardah (12 tuổi) được vào Bệnh viện Dr Mochamad Saleh, thuộc thành phố Probolinggo chữa trị vì bệnh tiểu đường mãn tính và các biến chứng nội tạng. Tuy nhiên, do bệnh tình quá nặng, bé gái đã tử vong.
Đến 19h cùng ngày, khi người thân đang lau cơ thể và thay quần áo cho Suti, cô bé đột nhiên sống dậy và mở mắt nhìn mọi người khiến những người xung quanh sợ khiếp vía. Dù vậy, chỉ 1 giờ sau đó, bé gái đã ra đi mãi mãi trong sự tiếc nuối của gia đình và người thân.
Hiện tượng 'người chết sống lại' dưới góc nhìn khoa học
Thực tế, hiện tượng người chết 'hồi dương' không phải hiếm gặp. Trên thế giới đã ghi nhận khá nhiều trường hợp.
Sau nhiều nghiên cứu, theo các nhà khoa học, những câu chuyện chết đi sống lại tưởng như phi thường này là dấu hiệu của hội chứng Lazarus. Hội chứng này được định nghĩa là sự trở lại chậm trễ của lưu thông tự phát (ROSC) sau khi tim phổi ngừng hoạt động. Khi áp lực này ngừng hoạt động sẽ dần giải phóng và tim phổi bắt đầu làm việc trở lại.
Có một giả thiết cho rằng hiện tượng này do tác dụng phụ của thuốc trong nỗ lực hồi sức, chẳng hạn Adrenaline. Ngoài ra, nồng độ kali trong máu quá cao cũng là giả thuyết cho hiện tượng Lazarus.
Với quan điểm này, các nhà khoa học cho rằng không nên hiểu các bệnh nhân mắc hội chứng "chết đi sống lại" vì bệnh nhân hội chứng Lazarus chưa bao giờ chết.
Theo các nhà khoa học, có hai dạng tử vong là tử vong lâm sàng và tử vong sinh học. Chết lâm sàng được định nghĩa là không có nhịp tim, không còn hơi thở. Trong khi đó, tử vong sinh học là không có hoạt động của não. Nhưng thực tế không đơn giản như vậy.
Do đó, các nhà nghiên cứu đưa ra lời khuyên đó là bệnh nhân nên được theo dõi trong 10 phút sau khi chết, vì đó là khung thời gian quá trình lưu thông tự phát bị trì hoãn. Không nên kết luận ngay bệnh nhân đã chết khi có dấu hiệu ngừng tim, phổi và ngừng thở.
Ngoài ra, các nhà khoa học đã theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu sinh tồn của hơn 600 bệnh nhân nặng khi họ đang được hỗ trợ sự sống cho thấy rằng tim thường có thể ngừng và khởi động lại nhiều lần trong quá trình hấp hối trước khi ngừng hoàn toàn.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Gan không tốt thì ngủ mới biết, thấy 5 dấu hiệu xuất hiện khi đang ngủ hãy đi khám ngay kẻo muộn
-
Chỉ 1 nắm lá bàng đun nóng: Ai bị đau răng, nhiệt miệng, viêm 'vùng kín' cứ dùng sẽ thấy hiệu nghiệm bất ngờ
-
Bác sĩ chỉ điểm khác biệt đầy kinh ngạc khi so sánh ảnh chụp phổi bệnh nhân Covid-19 đã tiêm và chưa tiêm vắcxin
-
6 loại thực phẩm giúp loại bỏ chứng tiểu đêm nhiều lần nhanh nhất
-
Giảm mỡ bụng, eo phẳng lỳ với 4 loại nước uống từ nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền