Những sai lầm khiến cơm gạo lứt bị khô
Không giống như gạo thông thường, khi nấu gạo lứt cần chú ý để cơm chín dẻo ngon, không bị khô cứng. Nhưng nhiều người khi mới nấu loại gạo này thường bỏ qua các lưu ý này. Trong đó, những sai lầm phổ biến nhất là:
Không ngâm gạo trước khi nấu
Phía ngoài gạo lứt có một lớp cám khá dày và cứng hơn gạo thông thường. Nhưng nhiều người không chú ý đến vấn đề này và vẫn nấu theo cách thông thường thay vì ngâm gạo trước. Điều này khiến cơm bị khô cứng, thậm chí bị sống không thể ăn được, gây hại cho dạ dày.
Sai mực nước
Thường thì gạo lứt chưa ngâm cần lượng nước gấp đôi hoặc gấp 1,5 lần mới có thể nở đều và ngon. Dùng quá ít hoặc quá nhiều nước đều không phù hợp. Một số người khi nấu chỉ cho một lượng nước nhiều hơn lượng gạo một chút khiến cơm bị khô cứng, không ngon.
Thiết bị nấu không phù hợp
Thiết bị dùng để nấu cơm gạo lứt cũng ảnh hưởng đến chất lượng của cơm. Tuỳ vào nồi nấu sẽ có những lưu ý và lượng nước riêng, nhất là với người dùng nồi cơm điện. Nếu chỉ nấu một lần như gạo thông thường thì cơm rất dễ bị khô cứng hoặc sống.
Cách nấu cơm gạo lứt dẻo thơm, không bị khô
Ngâm gạo
Thường thì gạo lứt cần ngâm tối thiểu khoảng 2 tiếng trước khi nấu để cơm có thể nở ngon. Thời gian ngâm trung bình thường rơi vào khoảng 5 – 6 tiếng. Nếu muốn tiết kiệm thời gian, bạn có thể ngâm qua đêm hoặc ngâm với nước ấm.
Nhiệt độ của nước có ảnh hưởng đến thời gian ngâm gạo. Ngâm trong nước lạnh thì thời gian lâu hơn. Nhưng vào mùa hè, ngâm lâu có thể khiến quá trình lên men axit lactic gây mùi. Vì vậy bạn nên cân nhắc ngâm gạo vào tủ lạnh để tránh tình trạng này.
Mực nước
Để nấu cơm gạo lứt không bị khô thì một mẹo không thể bỏ qua là mực nước. Tốt nhất là bạn nên dùng cốc đong để đo trước khi nấu. Thường thì một phần gạo sẽ cần lượng nước gấp khoảng 1,5 lần. Tuỳ vào từng loại gạo, bạn có thể tăng hoặc giảm ở những lần nấu sau cho phù hợp.
Vo gạo
Nhiều người cho rằng chỉ nên vo nhẹ nhàng gạo lứt để giữ nguyên lớp cám bên ngoài, đảm bảo lưu lại đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Nhưng điều này là không đúng. Bạn nên dùng cả hai tay để vo kỹ gạo, giúp nước dễ thấm vào hạt gạo hơn.
Nấu cơm
Sau khi ngâm, gạo lứt sẽ có một lượng kali ngấm vào trong nước. Nếu như sử dụng nước ngâm gạo để nấu thì rất dễ gây ra vị đắng, làm hỏng hương vị vốn có của cơm. Vì vậy, bạn nên thay nước mới trước khi tiến hành nấu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thêm vào một chút muối để trung hoà kali và giúp cơm được mềm, thơm hơn.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Ăn cơm gạo lứt giảm cân, thực dưỡng mà không nhai kỹ thì không ăn còn tốt hơn
-
Uống nước gạo lứt cực tốt để giảm cân dưỡng da nhưng tuyệt đối phải nhớ điều này không thiệt thân
-
Ăn gạo lứt giảm cân tuyệt đối nhớ điều này để tránh rủi ro
-
9 loại thực phẩm mà những người ăn thuần chay nên thường xuyên bổ sung trong thực đơn hàng ngày
-
6 kiểu người đừng dại thay cơm gạo trắng bằng gạo lứt, cực hại hệ tiêu hóa và dạ dày