Theo GS Thành, sống chung nhưng không phải thụ động mà phải có cách củng cố, mở các kênh như cách tổ chức thu dung, điều trị phòng bệnh thật tốt để giảm bớt sức tàn phá của dịch bệnh.
Virus luôn sinh ra biến thể mới rất nhanh, tùy từng vùng, miền lãnh thổ. Trên thế giới, một số nước đã ghi nhận các biến thể mới. Một số chuyên gia dịch tễ lo ngại nó có thể phát triển nhanh và làm giảm tác dụng của vaccine.
GS Thành nói trong khoa học, có một khái niệm là chống virus thay vì chống dịch. Cuộc chiến chống dịch COVID-19 này còn lâu dài, không thể khống chế tuyệt đối trong một thời gian nhất định được.
Để chủ động sống chung với virus 1 cách an toàn chúng ta cần:
Thực hiện 5K + vắc xin
Tiêm vắc xin có thể giúp phòng nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 một cách hiệu quả. Những người đã được tiêm vắc xin nếu không may nhiễm virus SARS-CoV-2 bệnh sẽ nhẹ hơn và khó chuyển nặng.
Đối với F0 có triệu chứng nhẹ điều trị tại nhà, nếu nặng hơn sẽ được đưa vào bệnh viện dã chiến. Bệnh nhân sau điều trị tại bệnh viện dã chiến, nếu đỡ sẽ cho về nhà theo dõi tiếp. Biến chủng Delta quá phức tạp, lan truyền nhanh. Để bảo vệ mình trước biến thể, người dân thường xuyên phải sử dụng 5K. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với những người tại vùng phong tỏa, khu cách ly hoặc có tiếp xúc với người bệnh.
Tự rèn thói quen rửa tay đúng lúc, hạn chế đưa tay sờ lên mắt mũi miệng
Tay chúng ta thường xuyên chạm vào nhiều đồ dùng, vật dụng nhưng không phải ai cũng có thói quen rửa tay sát khuẩn. Rèn cho mình thói quen này sẽ giúp ngăn chặn hiệu quả phơi nhiễm virus SARS-CoV-2 qua việc tiếp xúc và sờ nắm vào vật bẩn. Đồng thời bạn cũng nên hạn chế sờ tay lên mắt mũi miệng sẽ giúp tránh phơi nhiễm SARS-CoV-2.
Tự rèn thói quen súc rửa họng và mũi hàng ngày
Về bệnh sinh, các virus SARS-CoV-2 bám và có mặt nhiều trên niêm mạc mũi và họng. Do vậy, loại trừ virus SARS-CoV-2 ở những vị trí vừa nêu là cách ngăn hiệu quả virus xâm nhập sâu vào phổi và phế nang. Súc mũi họng 2-3 lần mỗi ngày như thói quen, ngoài ra cần súc mũi họng khi vừa tách ra từ một công việc có nhiều người tham dự, hoặc khi ra khỏi các cơ sở khám chữa bệnh hoặc vừa trở về nhà…
Rèn cách nín thở trong tình huống gặp người lạ
Hãy tập rèn nín thở như là một phản xạ có điều kiện. Nín thở lâu thì khó nhưng nín thở 5 – 10 giây trở lại hầu như ai cũng làm được. Ví dụ, khi đi ra đường, hay trong siêu thị, nhà hàng, công sở…không thể tránh khỏi người khác đi ngược và gần lại bạn, hay xuất hiện bất ngờ. Lúc này, nín thở và di chuyển nhanh ra xa và giữ khoảng cách an toàn là tốt nhất.
Nâng cao sức đề kháng của cơ thể
Nâng cao sức đề kháng của bản thân như ăn uống lành mạnh, tập thể dục mỗi ngày, hạn chế rượu bia,… giúp cơ thể chống lại virus tốt hơn. Đồng thời vệ sinh nhà cửa cũng giúp loại trừ nơi trú ẩn của virus.
Kiểm soát bệnh nền và học cách tự chăm sóc
Bệnh nền ở người lớn tuổi là điều khó tránh. Để sống chung với virus một cách có kiểm soát, đồng nghĩa phải tích cực chữa và quản lý tốt các bệnh nền đang sẵn có trong cơ thể.
Trong trường hợp không may trở thành F0, F1 bạn nên bình tĩnh, không hoang mang, các cơ quan y tế sẽ hướng dẫn cách cách ly tập trung hay tại nhà và xử trí theo quy định.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Muốn sống chung với virus, mỗi người cần có '3 loại vắc xin đặc biệt' chứ không phải cứ tiêm là xong
-
BS Việt tại Mỹ: Không phải số ca mắc mỗi ngày, đây là 2 điều kiện để Việt Nam 'sống chung với virus'
-
'nCoV đã chấm dứt với người Đan Mạch' nhờ tiêm chủng 72%, ra đường không còn phải 'né' nhau
-
Sau 5 tháng mở cửa, quốc gia tiên phong trong việc 'sống chung với virus' giờ ra sao: Bài học đắt giá rút ra
-
Các nước trên thế giới xác định "không thể xóa sổ Covid-19'' đang sống chung với virus như thế nào?