Mới đây, các nhà khoa học đến từ ĐH Oxford, CDC Mỹ đã phát hiện thêm về hiệu quả bảo vệ của vắc xin Pfizer và AstraZeneca, đây là 2 loại vắc xin đang cũng đang được sử dụng tại Việt Nam.
Ngoài tác dụng giảm sự lây nhiễm virus khi mắc nCoV, cả 2 vắc xin Pfizer và AstraZeneca đều có hiệu quả với biến chủng Alpha cao hơn Delta
Theo kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học ở Đại học Oxford, Anh cho thấy, vắc xin nCoV có thể làm giảm sự lây truyền của biến chủng Delta. Mặc dù việc sử dụng vắc xin hiện nay không ngăn ngừa hoàn toàn khả năng lây nhiễm, nhưng giúp người mắc đã được tiêm chủng ít lây lan virus hơn.
Với những người đã tiêm chủng mà vẫn mắc bệnh được gọi là hiện tượng nCoV xuyên qua hàng rào miễn dịch. "Vắc xin được phê duyệt có hiệu quả cao, nhưng vẫn có những trường hợp nhiễm nCoV do virus xuyên qua hàng rào miễn dịch, đặc biệt trước khi đạt được miễn dịch cộng đồng đủ để giảm nguy cơ lây nhiễm", CDC khuyến cáo
Ngoài ra, khi các chuyên gia tại Đại học Oxford kiểm tra hồ sơ tiêm chủng của 150 nghìn người dân nước Anh. Những người này gồm nhóm đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin Pfizer hoặc AstraZeneca, và nhóm chưa được tiêm chủng.
Sau đó, họ xem xét cách thức mà vắc xin ảnh hưởng đến sự lây lan của nCoV nếu người đó vẫn bị nhiễm biến chủng Delta hoặc Alpha.
Kết quả cho thấy cả cả loại vắc xin đều giảm sự lây nhiễm, nhưng hiệu quả bảo vệ trước biến chủng Alpha cao hơn Delta.
Cụ thể, khả năng lây virus ở người đã tiêm đủ 2 liều Pfizer nhiễm biến chủng Delta thấp hơn 65%. Trong khi đó, với 1 người đã tiêm chủng đủ 2 liều AstraZeneca có khả năng lây nhiễm virus cho người khác giảm thấp hơn 36%.
Hay nói cách khác, hệ số lây nhiễm của người đã tiêm đủ 2 liều Pfizer hoặc AstraZeneca lần lượt giảm 65% hoặc 36% so với nhóm chưa được tiêm đủ.
Ngoài ra, nhóm cũng phát hiện nguy cơ người tiêm vắc xin mắc nCoV lây virus cho người khác cao hơn nếu họ mới nhận được 1 liều.
Nghiên cứu mới cũng cho thấy khả năng bảo vệ khỏi sự lây nhiễm sẽ mất dần theo thời gian. Cụ thể là sau 3 tháng thì những người đã tiêm vắc xin AstraZeneca có khả năng lây lan virus như nhóm không được tiêm chủng, và con số này ở người được tiêm Pfizer thấp hơn.
Các chuyên gia nói gì?
Nghiên cứu nói trên đã được đăng tải trên medRxiv và đang chờ phản biện. Nhiều chuyên gia không tham gia vào nghiên cứu cũng đánh giá cao kết quả này. Họ khẳng định các số liệu rất đáng tin cậy.
Theo Tiến sĩ Aaron Richterman: “Đây là nghiên cứu chất lượng nhất mà chúng ta có được đến thời điểm này. Nó trả lời cho câu hỏi khả năng lây nhiễm virus SARS-CoV-2. của người đã được tiêm vắc xin là bao nhiêu, và nó có bị ảnh hưởng trước biến chủng Delta hay không”.
Nhà vi sinh vật học Susan Butler-Wu, Đại học Nam California cũng nhận định nghiên cứu này “rất tốt”, vì nó phản ánh lây truyền trong thế giới thực, theo dõi sự lây lan giữa những người tiếp xúc gần gũi.
Cuối tháng 7, một nghiên cứu của Singapore phát hiện nồng độ virus ban đầu ở những người nhiễm biến chủng Delta (dù đã được tiêm chủng hay chưa) đều giống nhau. Đến ngày thứ 7, tải lượng virus ở người được tiêm vắc xin sẽ suy giảm nhanh chóng và điều này có thể làm giảm khả năng lây lan của họ.
Mức độ kháng thể cũng có xu hướng giảm theo thời gian sau khi tiêm chủng. Vì thế, TS Aaron Richterman, Đại học Pennsylvania, người không tham gia vào nghiên cứu, cho rằng khả năng bảo vệ khỏi sự lây lan virus cho người khác cũng tỷ lệ thuận với điều này.
"Lượng kháng thể lưu thông trong máu giảm dần theo thời gian sau khi tiêm vắc xin. Tuy nhiên, trí nhớ miễn dịch vẫn mạnh mẽ và vẫn có thể ngăn ngừa sự lây nhiễm, đặc biệt là bệnh trở nặng", TS Richterman nói.
Vì vậy, những kháng thể sẵn có vẫn bảo vệ người tiêm khỏi bị lây nhiễm nCoV. Tuy nhiên, khả năng giúp họ ít lây lan virus cho người xung quanh sẽ kém hơn.
"Chúng ta cần kết hợp vắc xin nCoV với các biện pháp khác để giảm tải lượng virus xuống thấp nhất", TS Richterman khuyến cáo.