Sau 5 tháng mở cửa, quốc gia tiên phong trong việc 'sống chung với virus' giờ ra sao: Bài học đắt giá rút ra

( PHUNUTODAY ) - Từ một điểm sáng về tốc độ tiêm chủng cũng như mở cửa trở lại, nơi đây đang phải đối mặt với một làn sóng dịch bệnh mới.

Từng dẫn đầu thế giới về tốc độ tiêm chủng

Từ giữa tháng 3 năm nay, tỷ lệ người được tiêm đủ liều vắc xin ở Israel đã vượt 50%, giúp đất nước này đi đầu về tốc độ tiêm chủng trên thế giới.

Đến tháng 4, Israel thí điểm cho mở cửa trở lại nền kinh tế, xã hội trong khi nhiều nơi như Mỹ và châu Âu vẫn phải duy trì một số biện pháp phong tỏa.

Tuy nhiên, tình hình biến đổi rất nhanh. Trong tuần qua, Israel ghi nhận trung bình gần 10.000 ca mắc Covid-19/ngày. Trong khi đó, dân số cả nước chỉ rơi vào khoảng 9 triệu. Israel trở thành nước có tỷ lệ ca mắc mới trên tổng số dân cao nhất thế giới.

Điểm đáng lo ngại không chỉ dừng ở việc có nhiều người mắc mà số người bệnh diễn biến nặng cũng tăng.

Các nhà hoạch định chính sách Israel cũng chưa biết hiệu quả của vắc xin Covid0-19 đến đâu trong bối cảnh biến chủng Delta đang lây lan rộng và phá hỏng mục tiêu sớm đạt được miễn dịch cộng đồng.

sau-5-thang-cuoc-song-o-quoc-gia-mo-cua-song-chung-voi-virus-ra-sao-01

Sau một số nghiên cứu chỉ ra hiệu quả của vắc xin giảm theo thời gian, Israel đã tiêm mũi thứ 3 cho người dân. Ngay cả trẻ em cũng bắt đầu được tiêm chủng. Mỗi ngày, có khoảng 100.000 người dân nước này được tiêm vắc xin, đa phần là tiêm mũi thứ 3, một số ít là thứ 4. Vắc xin được sử dụng ở Israel là của Pfizer-BioNTech. Tính đến ngày 6/9, ít nhất 2,6 triệu người Israel - tương đương 28% dân số đã được tiêm liều bổ sung. Tỉ lệ này trong nhóm trên 60 tuổi đạt đến 64%.

Eyal Leshem, giáo sư bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Sheba ở thành phố Tel Ha Shomer, cho biết: "Chung sống với Covid-19 là duy trì cuộc sống bình thường mà không cần phong tỏa, số bệnh nhân Covid-19 nhập viện hoặc tử vong không ở mức quá cao".

Ngay từ giữa tháng 4, nước này đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin cho 55% dân số, đứng đầu thế giới về tốc độ tiêm chủng. Tuy nhiên, sau 5 tháng, tỷ lệ người được tiêm đủ 2 mũi vắc xin chỉ tăng nhẹ lên 61%. Con số này thấp hơn ở các nước châu Âu như Pháp, Tây Ban Nha vốn chậm chân hơn nhiều trong giai đoạn đầu năm. Nguyên nhân là do một bộ phận người dân từ chối tiêm chủng.

Bài học rút ra từ đất nước từng có tốc độ tiêm vắc xin Covid-19 đứng đầu thế giới

Hiện nay, số ca mắc Covid-19 ở Israel tăng mạnh tập trung phần lớn ở những người chưa tiêm vắc xin, đặc biệt là ở trẻ em. Cũng có một số trường hợp đã tiêm vắc xin nhưng vẫn mắc Covid-19.

Bên cạnh đó, cũng có những lo ngại về việc vắc xin mất dần hiệu quả sau một thời gian.

Giới chức nước này cho biết, ưu tiên lớn nhất trong làn sóng dịch bệnh hiện nay là bảo vệ người già - nhóm dễ bị tổn thương nhất và giảm số ca mắc ở trẻ em.

sau-5-thang-cuoc-song-o-quoc-gia-mo-cua-song-chung-voi-virus-ra-sao-02

Chuyên gia dịch tế của Israel cho hay, số ca mắc Covid-19 ở nhóm trên 30 tuổi bắt đầu giảm xuống nhờ mũi vắc xin bổ sung và các biện pháp hạn chế ở nhà hàng, quán bar.

Ông Ran Balicer, người đứng nhóm chuyên gia tư vấn cho chính phủ Israel cho biết, tỷ lệ ca mắc cao nhất trong những tuần gần đây thuộc về nhóm trẻ dưới 12 tuổi trong bối cảnh hàng triệu trẻ em nước này đã trở lại trường học từ tuần trước.

Khi trẻ em đi học trở lại, tình hình sẽ càng khó lường hơn. Nó có thể thay đổi hoàn toàn diễn biến dịch bệnh và đặt mọi nhóm lứa tuổi ở Israel trước nguy cơ lây nhiễm bởi trẻ có thể mang virus từ lớp học trở về nhà.

Giáo sư Eyal Leshem cho biết: "Nếu so sánh với 1 năm trước, khi đó chúng ta hoàn toàn không có biện pháp bảo vệ nào khác ngoài đóng cửa triệt để. Giờ đây, hệ thống giáo dục đã trở lại, các hoạt động thương mại mở cửa, và dù có 50.000 ca mắc mỗi tuần, điểm tích cực là không có một làn sóng nhập viện hoặc tử vong quá tồi tệ".

Tại khu vực châu Âu mở rộng, Israel nằm trong nhóm 5 khu vực có tỷ lệ ca mắc Covid-19 mới cao nhất.

Hiện nay, nhóm chưa tiêm vắc xin chiếm hơn 90% số ca bệnh nặng phải nhập viện. Thực tế này cho thấy, ngay cả khi vắc xin mất dần tác dụng theo thời gian, nó vẫn có khả năng bảo vệ những người đã tiêm chủng trước nguy cơ bị bệnh nặng hay tử vong.

Ông Ran Balicer cho biết: "Miễn dịch nhờ vắc xin giảm dần là thách thức thực sự mà mọi quốc gia cần chuẩn bị một kế hoạch dự phòng để đối phó".

Theo:  khoevadep.com.vn copy link