Đó là cây vối (tên khoa học là Cleistocalyx Operculatus) là loài thân gỗ. Với chiều cao trung bình khoảng 5-6m, cây vối có đường kính lên đến 50cm. Cuống lá vối dài từ 1-1,5cm, phiến lá vối dai và cứng. Hoa vối có màu lục nhạt, trắng gần như không cuống. Quả vối hình cầu hoặc hình trứng, đường kính từ 7-12mm khi chín có màu tím sẫm, có dịch.
Trồng cây vối vừa cho bóng mát, vừa tạo cảnh đẹp cho khu vườn của gia đình, đồng thời giúp thanh lọc không khí vì cây mang mùi hương nhẹ nhàng dễ chịu. Mùi hương này thậm chí còn được ví như chất kháng sinh vì có tác dụng tiêu diệt nhiều vi khuẩn gây bệnh.
Không những vậy, lá vối, nụ vối và quả vối có thể được thu hái để nấu nước uống, làm thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, chất đắng trong nước lá vối sẽ giúp kích thích tiết nhiều dịch tiêu hoá, bảo vệ niêm mạc ruột, từ đó có thể được dùng để chữa đau bụng, tiêu chảy, viêm đại tràng mãn tính, đầy bụng, ăn không tiêu, đi ngoài sống phân,...
Trong khi đó, hoạt chất polyphenol trong nước nụ vối làm chậm quá trình phân giải đường, làm chậm quá trình hấp thụ đường từ thức ăn vào máu, nhờ đó có tác dụng kiểm soát đường huyết lâu dài, hạn chế tăng đường huyết sau ăn. Không những vậy, uống nước nụ vối còn giúp điều hòa chuyển hóa cholesterol trong máu, phòng ngừa biến chứng cho những bệnh nhân đái tháo đường. Trên thị trường, nụ vối phơi khô được bán với giá khoảng 140.000 đồng/kg.
Trong phong thủy, trồng cây vối trước cửa nhà sẽ giúp gia đình gặp nhiều may mắn, luôn bình an và có cuộc sống thịnh vượng, sung túc. Tuy nhiên vì cây vối có tán lá rộng, thân cao nên khi trồng trước nhà bạn không nên trồng ở ngay lối đi để tránh gây cản trở, bất tiện cho việc đi lại và ngăn cản các luồng khí, ảnh hưởng không tốt tới phong thủy nhà ở. Ngoài ra, cây vối khi trồng trước nhà cũng cần được cắt tỉa thường xuyên, tránh để tán lá sum suê làm che khuất tầm nhìn, tích tụ nguồn âm khí trong nhà.
Lá vối có tác dụng gì?
Lá vối, nụ hoa có thể dùng tươi hoặc ủ lên men trước khi dùng đều được.
Cách ủ lá, nụ vối: Lá và nụ vối sau khi thu hoạch, rửa sạch nhựa, để thật ráo nước. Cho vào thúng, rỗ tre sau đó dùng rơm rạ phủ lên trên cho đến khi lá hoặc nụ chuyển sang màu đen thì lấy ra phơi khô, lưu trữ và sử dụng dần. Mục đích của việc ủ lá vối là để phá hủy các chất diệp lục bên trong lá và loại bỏ mùi nhựa, từ đó chất lượng nước vối sẽ tốt hơn.
Lá vối vị đắng, hơi chát, chứa một ít độc tố nhẹ có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, điều hòa gan, phổi và bàng quang. Nước lá vối có tính kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm, tiêu đờm, điều chỉnh huyết áp do gan nóng. Sử dụng nước nấu hàng ngày có thể tiêu thực, làm giảm mỡ máu, điều trị cảm nắng, điều hòa thân nhiệt.
Cách dùng:
Lá dùng là trà, hãm nước sôi, uống nóng. Hoa nhỏ thu hái sau đó cũng được dùng pha trà uống. Ngoài ra, có thể hãm lá, nụ, hoa vối với lá Bạch đàn, Hoắc hương để hỗ trợ tiêu hóa.
Sắc nước lá vối đặc có thể kháng sinh, sát trùng để rửa, vệ sinh mụn nhọt, lở loét, ghẻ, chốc lở.
Tác giả: Mộc
-
Loại quả chua chát nhưng là ‘thần dược’ giúp hạ đường huyết, bơm máu hiệu quả
-
4 loại cá biển ít tanh, ngọt thịt, giàu omega-3
-
Anh nông dân trồng loại cây "đếm lá tính tiền", thu nhập 2 tỷ/năm
-
Ăn Rau khoai lang thu được quá nhiều lợi ích về sức khỏe, nhưng nhiều người vẫn bỏ qua
-
Khi về già, sai lầm nhất là sống chung với con cái, muốn yên ổn chỉ cần sống với 1 người này là đủ