Trong suốt thời gian mang thai, chị Trương mong ngóng từng ngày để được gặp con. Cuối cùng, một bé trai khỏe mạnh đã chào đời tuy nhiên ngoài hình của con lại khiến bà mẹ này vô cùng buồn phiền.
Khi cả nhà đến thăm, ai cũng cảm thấy không vui khi nhìn tháy diện mạo của đứa bé. Em bé có làn da đen nhẻm, cộng với vừa sinh nên càng thêm phần tím tái, khác xa với hình ảnh bé sơ sinh trắng trẻo, mũm mĩm mà họ vẫn tưởng tượng.
Trên thực tế, vợ chồng cô Trương đều có làn da đen nên họ đã chuẩn bị tâm lý rằng con mình không thể trắng. Tuy nhiên, khi nhìn thấy con, cô Trương vẫn không thể giấu được sự thật vọng và không nghĩ con mình lại vừa đen vừa xấu như vậy.
Trong thời gian ở cữ, cô Trương vẫn luôn cảm thấy buồn phiền vì ngoại hình cùa con. Vì diện mạo xấu xí mà mọi người trong gia đình cũng không tha thiết đến chăm nom đứa trẻ giúp cô Trương. Một mình cô phải bế con suốt cả ngày.
Tuy nhiên, chỉ sau mấy tháng, diện mạo của em bé có sự thay đổi tích cực. Da đứa trẻ sáng hẳn ra, các nét trên khuôn mặt cũng có sự khác biệt thấy rõ. Đôi mắt trở nên to tròn, lông mày đậm nét, má phúng phính, miệng chúm chím rất đáng yêu. Chính cô Trương cũng bất ngờ vì sự thay đổi của con.
Có một sự thật mà các ông bố bà mẹ lần đầu "lên chức" cần biết. Đó là trẻ em sinh ra thường xấu xí. Chúng không trắng trẻo, mũm mĩm ngay từ khi mới sinh giống như những hình ảnh mà bạn thường thấy trên tivi, tạp chí.
Ngay khi chào đời, em bé trông sẽ hơi... bẩn vì được phủ bằng một lớp màng màu trắng nhợt nhạt. Nó được gọi là chất béo phôi thai. Lớp chất béo này có tác dụng bảo vệ làn da của bé trong môi trường nước ối. Sau khi trẻ chào đời, lớp chất béo này sẽ bong ra.
Da của trẻ sơ sinh thường sẽ nhăn nheo, khiến bé trông "xấu đau xấu đớn". Nguyên nhân là do bé nằm trong nước ối ở bụng mẹ trong một thời gian dài. Sau khi chào đời, bề mặt da mất nước sẽ trở nên nhăn nheo. Tương tự với tình huống tay chúng ta ngâm lâu trong nước bị nhăn nheo. Mẹ chỉ cần chú ý cho bé ăn uống đầy đù, giữ ấm và cung cấp độ ẩm cho môi trường xung quanh là làn da của bé sẽ dần trở nên mềm mại, hồng hào.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh có đầu hơi bẹp, mắt sưng phồng do chịu áp lực từ quá trình đẩy ra từ tử cung và âm đạo cảu mẹ. Hiện tượng này sẽ biến mất, đầu và mắt của bé sẽ phục hồi chỉ trong 1-2 tuần sau sinh.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Mẹo làm ổ cho trẻ sơ sinh giúp bé ngủ ngon hơn, nhất định phải biết
-
Sai lầm khi tắm cho trẻ sơ sinh dễ gây bệnh, nhất là điều thứ 2 rất nhiều mẹ Việt mắc phải
-
Nghiên cứu cho thấy: Trẻ sinh ra nặng hơn 4kg có nguy cơ mắc một hội chứng về nhịp tim khi trưởng thành
-
WHO khuyến cáo đeo găng tay cao su không ngừa được Covid-19
-
3 sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh khiến bé còi cọc khó lớn