Không ăn quá nhiều vải mỗi lần
Lương y Bùi Hồng Minh cho biết, vải có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và làm đẹp. Việc ăn vải tươi có công dụng dưỡng nhan như: làm đẹp da, mượt tóc, chống lão hóa.
Tác dụng này được Đông y ghi nhận từ lâu đời. Thế nhưng, không phải cứ ăn vải càng nhiều sẽ càng tốt. Chuyên gia này cho biết, quả vải có khả năng sinh nhiệt do hàm lượng đường cực lớn, nếu bạn ăn quá nhiều sẽ phát sinh mụn nhọt.
Nếu ăn khoảng 500g trở lên một lúc, sẽ khiến hàm lượng đường glucoza vào máu vượt quá khả năng hấp thu - chuyển hóa của gan. Từ đó sẽ khiến cơ thể tiết insulin tăng lên, làm hạ nồng độ đường máu xuống.
Điều này sẽ gây ra phản ứng đường máu thấp dẫn đến các biểu hiện như nhức đầu, chóng mặt, mắc ói, toát mồ hôi, tim đập nhanh, mỏi mệt., miệng khô khát...Vì vậy theo lương y Bùi Hồng Minh, với người lớn chỉ nên ăn 10 quả/lần, trẻ em chỉ ăn 3-4 quả vải/lần.
Trước khi ăn vải nên uống một chút nước muối
Lương y Bùi Hồng Minh cho biết, nước muối có tác dụng phòng trừ sinh hỏa. Trước khi ăn vài uống chút nước muối sẽ giảm tối đa nguy cơ nóng trong, phát ban do nhiệt. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống trà thảo mộc lạnh, ăn chè đậu xanh, canh bí đao... cũng có tác dụng giảm nóng khi ăn vải hiệu quả.
Khi ăn vải nên ăn cả lớp màng trắng bọc ngoài cùi quả vải
Theo ThS.BS Doãn Thị Tường Vi, khi ăn vải bạn nên ăn cả lớp màng trắng bọc ngoài cùi của quả vải.
Ngoài ra, bạn có thể ăn thêm phần trắng trên đầu hạt của quả vải để hạn chế nhiệt, sinh hỏa và giảm đi cảm giác nóng trong người khi ăn. Mặc dù khi ăn sẽ thấy lớp vỏ này vị hơi chát, thế nhưng ăn đến phần cùi vải lại thấy ngon, ngọt hơn.
Ăn vải sau bữa ăn chính, tránh ăn lúc bụng đang đói
Không ít người cho rằng vải ngọt nên ăn lúc đói sẽ giúp bổ sung lượng đường cho cơ thể đỡ mệt. Tuy nhiên theo Bác sĩ Tường Vi, khi bụng đói mà ăn vải sẽ bổ sung lượng đường quá cao làm kích thích niêm mạc dạ dày gây đau, viêm, nhiệt hoặc bị say.
Các biểu hiện thường thấy là hoa mắt, chóng mặt, cồn cào, mắc ói, chân tay bủn rủn. Vì vậy, tốt nhất chỉ ăn vải sau các bữa ăn để phòng tránh nóng trong và các vấn đề sức khỏe khác.
Lựa chọn quả tươi ngon và tránh ăn các quả bị sâu đầu hoặc dập nát.
Vị trí bị dập nát và sâu đầu thường là tổn thương nơi phát triển vi khuẩn và nấm gây hại cho sức khỏe. Nếu tiếp tục ăn những quả như vậy, có thể gây ra nổi mề đay và các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Để tránh những tình huống không mong muốn, hãy lựa chọn ăn những quả vải tươi ngon và không bị tổn thương.
Uống nước ép từ quả vải và lá vải tươi
Ngoài ra, một biện pháp phòng tránh hiệu quả khác là uống nước ép từ quả vải và lá vải tươi. Đây là một phương pháp dân gian được lưu truyền từ lâu, được các lương y truyền đạt. Sự kết hợp này có thể giúp giảm nhiệt độ cơ thể và phòng tránh các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra sau khi ăn vải.
Tác giả: Quỳnh Trang
-
Những thực phẩm "ngậm" chất độc, biết xử lý thì ngon, không xử lý đúng thì họa sát thân mà nhiều người chưa biết
-
Loại nước Việt Nam sẵn có là ‘thần dược’ giúp ngủ ngon, hạ đường huyết, tiêu hoá khoẻ mạnh
-
5 món ăn 'trường thọ' giúp Càn Long sống đến 89 tuổi vẫn minh mẫn
-
7 loại nước ép giải nhiệt cực kỳ tốt cho những ngày hè: Đặc biệt loại thứ 2 ai không biêt quá phí
-
Dùng nước hoa có hóa chất, thoa 5 thứ này dưới cánh tay vừa an toàn, vừa khử mùi hôi nhanh