Những thực phẩm "ngậm" chất độc, biết xử lý thì ngon, không xử lý đúng thì họa sát thân mà nhiều người chưa biết

13:38, Thứ bảy 01/06/2024

( PHUNUTODAY ) - Những thực phẩm dưới đây dù ăn rất ngon nhưng bản thân chúng hay có chất độc mà nhiều người không biết xử lý có thể gây ngộ độc

Củ sắn

Củ sắn (khoai mì) hay còn gọi sắn tàu, không phải sắn dây. Loại sắn này được nhiều người thích ăn dùng luộc, hấp, nấu chè, nấu xôi sắn... Nhưng trong củ săn có một chất độc tự nhiên là cyanide, chất này có thể gây ngộ độc nguy hiểm tính mạng. Chất này có nhiều ở nhựa sắn, vỏ sắn, xơ sắn, hai đầu củ sắn. Có nhiều giống sắn khác nhau nên nếu sơ chế không đúng có thể gây ngộ độc. 

Sắn ngon nhưng phải sơ chế đúng kẻo bị độc

Sắn ngon nhưng phải sơ chế đúng kẻo bị độc

Do đó khi thích ăn sắn thì phải xử lý đúng là lột vỏ, ngâm sắn vào nước, ngâm nước vo gạo khoảng 4 tiếng càng tốt. Nên cát bỏ 2 đầu củ sắn. Tránh ăn củ sắn thấy nhựa xanh đen chảy ra nhiều. Không được ăn xơ sắn. Khi luộc nên mở vung để chất độc bay hơi. Củ sắn phải chín mới ăn, tránh ăn sắn sống. Khi sắn bị đắng thì tuyệt đối không ăn nữa. 

Cà chua xanh

Cà chua khi chưa chín có rất nhiều thành phần alkaloid, có thể gây ngộ độc nếu dùng quá nhiều. Khi chín thì chất này giảm dần theo độ chín của cà chua. Các triệu chứng ngộ độc cà chua xanh bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, viêm dạ dày... Do đó chúng ta chỉ nên ăn cà chua đã chín đỏ, không ăn cà chua xanh, không nên cất cà chua trong tủ lạnh vì chúng sẽ không tiếp tục chín nên thành phần trên có thể còn sót lại.

Cà chua chín thì tốt nhưng khi còn xanh thì chúng có chất độc

Cà chua chín thì tốt nhưng khi còn xanh thì chúng có chất độc

Cà pháo chưa ngâm kỹ

Cà pháo cũng có một chất độc là solanine. Khi muối cà chưa chua hoặc khi nấu mà không ngâm kỹ hay luộc qua thì chất này còn gây ngộ độc cho con người. Do đó khi muối cà thì cần cắt cà ngâm với nước muối trước khi muối, để loại bỏ nước nhựa đen. Khi nấu thì bổ cà ngâm nước để thôi chất này ra nước, sau đó luộc kỹ rồi mới cho vào chế biến.

Bí đỏ để lâu ngày

Bí đỏ tươi rất ngon và bổ nhưng nếu để lâu thì  nguy hiểm cho sức khỏe con người. Đó là vì trong bí đỏ có hàm lượng đường cao, nếu để trong thời gian dài sẽ bị lên men và biến chất. Ăn bí đỏ để lâu có thể bị ngộ độc. Khi bí có hiện tượng mốc hoặc ăn thấy chua chua lên men thì dừng ngay. 

Gừng thối, mốc

Gừng rất tốt cho sức khỏe nhưng khi thối chúng hay sinh ra safrole - đây là một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần làm tăng nguy cơ ung thư gan và ung thư thực quản. Độc tố này lan rất nhanh từ chỗ gừng mốc sang vị trí gừng còn tươi. Do đó khi thấy củ gừng đã mốc thì tránh ăn. 

Gừng nếu bị mốc thì nên bỏ ngay

Gừng nếu bị mốc thì nên bỏ ngay

Khoai tây mọc mầm hoặc vỏ bị xanh

Khoai tây khi mọc mầm hoặc lên vỏ xanh thì chúng đã sản sinh chất độc solanine không tốt cho sức khỏe. Do đó cần tránh ăn khoai tây khi đã lên mầm hoặc khi thấy vỏ của chúng màu xanh. Để bảo quản khoai tây nên tránh để chúng tiếp xúc với ẩm ướt ánh sáng.

Mộc nhĩ tươi

Trong mộc nhĩ tươi có chất Porphyrin là chât nhạy sáng có thể gây ngứa ngáy khi ăn.

Do đó mộc nhĩ không bao giờ ăn tươi mà phải phơi khô mới được ăn. Phần lớn porphyrin trong mộc nhĩ sẽ phân hủy khi được phơi khô nhưng bạn vẫn cần lưu ý ngâm chúng khi chế biến. Ngâm nước cũng giúp chất này tan vào nước. 

Măng tươi chưa xử lý kỹ

Măng tươi cũng chứa chất độc tự nhiên như củ sắn chúng gây ngộ độc nguy hiểm. Do đó chúng ta cần xử lý măng trước khi ăn. Chất độc trong măng có thể gây ra các triệu chứng như tê miệng, chóng mặt, nôn mửa, khó thở, thậm chí co giật, hôn mê và ngừng tim. Đặc biệt, những người mắc bệnh về hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, bệnh ngoài da, khả năng miễn dịch kém, dị ứng rất dễ gặp các triệu chứng khó chịu khi ăn măng.

Để măng không gây độc phải ngâm măng nhiều lần nước, ngâm nước gạo càng tốt. Sau đó luộc măng 2-3 lần rồi mới mang đi chế biến. Khi nấu măng nên mở vung để chất độc bay hơi nốt. 

Sữa đậu nành chưa chín

Đậu nành giàu protein, canxi tốt cho sức khỏe. Nhưng đậu nành khi chưa ngâm kỹ và nấu chín sẽ có chất độc. Trong hạt vốn có axit phytic kìm chế nảy mầm và cũng kìm chế hấp thu dinh dưỡng. Do đó phải ngâm hạt trước khi chế biến để đảm bảo phytic đã được phân rã. Sau đó đậu nành cần được nấu chín để phân hủy solanin.

Củ dền

Củ dền đỏ rất tốt cho sức khỏe nhưng chúng lại thường có hàm lượng nitratt cao. Do đó khi chế biến hoặc ăn quá nhiều có thể làm tăng nitrat rồi sản sinh ra nitrit một chất không tốt cho cơ thể... Đặc biệt với trẻ nhỏ chưa xử lý được chất này thì có thể gây khó thở. Bởi thế trẻ nhỏ mới ăn dặm không nên ăn củ dền. Củ dền không nên nấu đi nấu lại vì càng khiến cho nitrat phân hủy thành nitrit nhiều hơn.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: An Nhiên