Rau muống được bán ngoài chợ rất nhiều, đa phần là phần cọng bỏ đi cho đỡ già nhưng thực tế chúng không già dai lắm. Phần cọng này mang đi muối chua ăn rất giòn và ngon, lại không bị xơ. Bạn có thể tận dụng phần cọng muối chua, phần ngọn để luộc xào, hoặc nhặt toàn bộ, chỉ bỏ lá để nguyên cọng cả non lẫn già mang đi muối chua đều rất ngon.
Món dưa chua là món ăn đưa cơm nổi tiếng của Việt Nam. Rất nhiều loại dưa trong bếp của người nội trợ như dưa cải xen, dưa cải củ, dưa rau cải bắp, dưa rau cần, dưa cải củ... Tuy nhiên dưa cọng rau muống thì còn lạ.
Hãy cùng chúng tôi làm thử 2 món cọng rau muống muối chua này nhé, đảm bảo tiết kiệm lại ngon miệng, đổi món lạ bữa:
Cách ngâm chua ngọt cọng rau muống
Chuẩn bị nguyên liệu
Một mớ rau muống, hoặc phần cọng rau muống ở đoạn trên sau khi nhặt rau muống.
5 trái ớt chỉ thiên
5 củ hành tím
5 tép tỏi
Giấm, đường, muối
Sơ chế
Nhặt rau muống: Rau muống nhặt sạch, bỏ lá
Bạn ngâm rau muống với nước muối loãng hoặc nước kiềm ngâm cho sạch sau và tránh vi khuẩn tránh ký sinh trùng thủy sinh trong rau muống. Bạn ngâm cọng rau muống trong khoảng nửa tiếng để rau muống sạch và tránh nhiễm ký sinh trùng. Nên chọn rau muống trồng cạn thì sẽ ít nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng hơn rau muống trồng nước. Nên chọn loại rau muống trắng thì sau khi làm thành phẩm đẹp hơn rau muống thân đỏ.
Rau muống mang cắt khúc vừa ăn, trộn cùng hành, ớt thái lát.
Nấu nước chua ngọt: Bạn dùng 500ml nước dùng với 1 muỗng canh muối biển, 150g đường, 120ml dấm trắng. Nấu sôi nguyên liệu sau đó để nguội, lọc bỏ cặn ở đáy.
Muối chua
Khi nước chua ngọt âm ấm thì bạn cho hỗn hợp rau muống hành, ớt tỏi vào hũ đựng. Cho nước chua ngọt đã nấu vào, dùng phên nén cho rau ngập trong nước, tránh để rau muống nổi lên sẽ sinh váng và bị thâm đen. Đậy nắp kín khoảng 3-4 ngày dưa rau muống lên chua là ăn được.
Rau muống ngâm chua ngọt ăn giòn giòn chua chua, ngọt ngọt có màu nâu vàng nhẹ.
Bạn có thể mang dưa rau muống chua ngọt chấm thêm với nước mắm để tăng thêm vị.
Cách muối rau muống kiểu kim chi
Chuẩn bị nguyên liệu
1 mỡ rau muống
2 muỗng ớt bột Hàn Quốc
1 muỗng đường
1 củ hành tây và đầu hành lá
1 củ cà rốt
Sơ chế:
Rau muống nhặt bỏ lá, sau đó rửa sạch, ngâm nước kiềm hoặc nước rửa rau củ cho sạch ký sinh trùng. Sau đó ngâm rau muống với 3 muỗng muối trong vòng 2 tiếng. Để muối kim chi thì cần ngâm nhiều muối hơn mục đích để cho cọng rau muống xẹp xuống, dẻo dai vặn không thấy bị đứt gãy nữa. Đến khi kiểm tra thấy cọng rau muống dẻo dai, bẻ không gãy thì đi rửa cho đỡ mặn muối. Bạn có thể dùng tay vắt rau muống cho khô nước và giảm độ mặn.
Thái nhỏ sợi cà rốt (hoặc dùng bào bào sợi), hành tây, đầu hành ngâm qua nước lạnh khoảng nửa tiếng để hành bớt hăng, cà rốt ra nhựa để giữ được màu đẹp.
Cách muối
Bạn cho rau muống, hành tây, đầu hành, đường và ớt bột Hàn Quốc vào trộn cùng cọng rau muống. Bạn dùng găng tay sau đó bóp rau muống cho đều hỗn hợp. Rau tầm 15 phút có thể ăn xổi được ngay bởi vì rau muống ngâm với muối đã dẻo dai và hết vị chát nhưng lúc này chưa có vị chua. Bạn cho vào hũ cất vào tủ mát hoặc để nơi thoáng mát khoảng 2 ngày là chua ăn ngon.
Trong miền Trung có món nhút rau muống cũng là một cách muối chua rau muống tương tự như vậy. Nhút rau muống sau khi muối xong được ngâm với nước đường cho đỡ mặn rồi ăn như dưa chua.
Tác giả: An Nhiên
-
Bà bầu chơi với chó mèo, cẩn thận sảy thai gây dị tật thai nhi
-
Cách rán trứng vừa mềm vừa nở xốp, 2 quả mà trông như 4 quả chẳng khác gì nhà hàng làm
-
Chanh khô trong tủ lạnh đừng vứt phí của: Làm theo cách này múi nào cũng căng mọng, tươi ngon
-
Rửa tôm cá với vài giọt nước này khử sạch mùi tanh, còn giúp săn chắc ngọt thịt, giữ dinh dưỡng khi nấu
-
4 sai lầm khi luộc thịt khiến món ăn khô, dai: Điều thứ hai, 10 nhà 9 nhà mắc phải mất hết dinh dưỡng