Đổ mồ hôi tay
Những vấn đề về tuyến giáp có thể gây ra hiện tượng đổ nhiều mồ hôi tay hay còn gọi là tình trạng toát mồ hôi không kiểm soát. Những người mắc bệnh này còn tiết mồ hôi nhiều ở những vùng khác nhau trên cơ thể như nách, bàn chân...
Để hạn chế tình trạng này, bạn nên hạn chế sử dụng đồ uống có cồn và giảm thiểu căng thẳng.
Khô da tay
Da tay bị khô có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang mất nước và thiếu hụt hormone estrogen trong cơ thể. Điều bạn cần làm là bổ sung đủ nước cho cơ thể và nhiều thực phẩm giàu vitamin. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm cho da tay để cải thiện tình trạng này nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để điều trị hormone và kiểm soát sự sụt giảm estrogen trong cơ thể.
Bàn tay bị run
Nếu phát hiện bàn tay run rẩy không kiểm soát thì bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác nhất. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do căng thẳng quá mức hoặc sử dụng quá nhiều các chất kích thích.
Móng tay yếu, dễ gãy
Theo các chuyên gia, móng tay yếu hoặc dễ gãy là triệu chứng khi cơ thể thiếu kẽm. Đây là khoáng chất rất cần thiết đối với sức khỏe, nó có khả năng hỗ trợ chữa lành vết thương và giúp phân chia tế bào bên trong, đồng thời cải thiện hệ miễn dịch.
Bạn nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu kẽm vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày như yến mạch, các loại hạt, tôm, rau lá xanh...
Tổn thương cột sống
Biểu hiện: Để nhận biết liệu cột sống của bạn có đang thực sự khỏe hay không, hãy lắng nghe ngón tay út của bàn tay trái. Nếu ngón tay út hoặc ngón tay áp út bị đau, đây là hậu quả việc có quá nhiều áp lực lên cột sống gây tổn hại đến các dây thần kinh này.
Cách giải quyết: Cố gắng tập luyện vươn vai nhiều, hoặc giãn cột sống bằng cách tập yoga, bơi lội, tập gym, tránh ngồi 1 chỗ quá lâu.
Tuần hoàn máu có vấn đề
Biểu hiện: Đầu ngón tay phải có cảm giác tê rần là do bàn tay hoặc vai chịu tổn thương gây áp lực lên bề mặt dây thần kinh, ngoài ra xuất hiện cảm giác đau cũng rất có thể có bệnh tim mạch gây ảnh hưởng tới sự tuần hoàn của máu.
Cách giải quyết: Chăm đi bộ hoặc tập thể dục để cải thiện mạch máu ở các chi. Nhưng tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân để sớm có cách điều trị phù hợp.
Bệnh tắc nghẽn mạch máu
Biểu hiện: Ngón tay bị tê, sau đó thậm chí sẽ lây ra toàn bộ cánh tay. Những người hút thuốc dễ mắc bệnh này, do dòng máu lưu thông bị gián đoạn do nạp quá nhiều nicotin khiến cơ thể thiếu hụt khoáng chất.
Cách giải quyết: Tốt nhất là bạn nên sớm cai thuốc lá.
Bệnh tiểu đường
Biểu hiện: Một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh tiểu đường chính là cảm giác ngứa ran lan từ chân đến cánh tay, vì các sợi dây thần kinh bị tổn thương dẫn đến cơ thể hoặc một số cơ quan có chức năng tuần hoàn máu xuất hiện những trở ngại.
Cách giải quyết: Tiêm isulin đối với bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1. Nếu là bệnh đã chuyển sang tiểu đường tuýp 2 thì cần phải có chế độ ăn uống phù hợp và tốt nhất nên gặp bác sĩ để khám xét chuẩn đoán đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.
Các biểu hiện ở tay bạn có thể là dấu hiệu của một số bệnh như trên, chúng ta nên đi khám bác sĩ để chắc chắn rằng mình có một cơ thể khỏe mạnh.
Tác giả: Mộc
-
5 câu hỏi tế nhị về "chuyện ấy" chị em nào cũng muốn biết câu trả lời
-
Cách bấm huyệt đơn giản giúp vòng 1 tăng size "vùn vụt" khiến chị em ai cũng mừng rớt nước mắt
-
Mùa củ niễng đã về, hãy tận dụng để làm món ăn bổ dưỡng và thuốc chữa bệnh theo cách này
-
Bác sĩ giật mình khi chứng kiến cô gái 22 tuổi bị đột quỵ và lời cảnh báo về những thói quen gây bệnh
-
5 việc làm hàng ngày đang 'rút ngắn' cả sức khỏe lẫn tuổi thọ, đặc biệt nam giới cần bỏ ngay lập tức