1. Ngâm trà quá lâu
Lượng caffein trung bình nạp vào cơ thể sẽ dao động từ 20 - 40 miligam với 30ml trà. Nhưng nếu bạn để trà ngâm quá lâu có thể sẽ khiến cho lượng caffeine tăng lên đáng kể và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Chính vì vậy, bạn nên chú ý ngâm trà theo một thời gian thích hợp để ngăn ngừa tình trạng cơ thể hấp thụ quá nhiều caffein.
2. Uống trà đóng chai
Trên thị trường có những loại trà đóng chai có thể mang đến lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng có những loại trà có trữ lượng đường lớn, bạn không nên sử dụng. Vì vậy, nếu như bạn muốn lựa chọn một loại trà đóng chai cho mình thì đừng quên xem bảng thành phần của sản phẩm nhé!
3. Thêm quá nhiều kem vào trà
Khác với người lớn tuổi, những người trẻ thường có thói quen thêm kem hoặc sữa vào trà. Việc thêm nhưng nguyên liệu này vào trà cũng giống như thêm đường vậy, bạn chỉ nên sử dụng ở một mức độ vừa phải, không nên thêm quá nhiều và đúng theo các khuyến cáo về sức khoẻ.
4. Lạm dụng chất làm ngọt nhân tạo vào trà
Những chất làm ngọt nhân tạo thường được sử dụng thay cho đường mía để làm ngọt các loại thực phẩm và đồ uống. Có không ít người lựa chọn loại nguyên liệu này để nhằm giảm lượng calo hấp thụ vào cơ thể khi uống trà. Nhưng bạn nên hạn chế sử dụng chất ngọt nhân tạo là tốt nhất, nếu không thì chỉ nên tiêu thụ ở mức độ theo hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng.
5. Cho quá nhiều đường vào trà
Việc thêm chút đường hay mật ong vào trà sẽ không thể gây hại cho sức khỏe của bạn nhưng nếu sử dụng quá nhiều thì trà sẽ dễ dàng chuyển từ lành mạnh sang không tốt cho sức khỏe. Nếu có thể, bạn tốt nhất nên uống trà nguyên chất.
6. Uống quá nhiều trà
Việc uống quá nhiều trà có thể mang đến nhiều bất lợi cho sức khỏe như:
Cơ thể bị mất nước: Trong trà có chứa rất nhiều caffeine - một trong những thành phần giúp lợi tiểu. Vì vậy, nếu như bạn uống quá nhiều trà thì sẽ càng thải ra nhiều nước và dễ dàng dẫn tới tình trạng mất nước của cơ thể.
Giảm khả năng hấp thụ một số chất khoáng: Khả năng hấp thụ một số khoáng chất cần thiết của cơ thể sẽ bị giảm đi nếu uống quá nhiều trà. Bởi trong loại thức uống này có chứa nhiều tannin - thành phần giúp bảo vệ cơ thể bằng cách giúp ruột hạn chế hấp thụ một số hợp chất không tốt nhưng nó cũng làm hạn chế luôn việc hấp thụ một số hợp chất tốt như kẽm, sắt và cả canxi.
Gây nghiện trà: Việc yêu thích uống trà có thể là một thói quen tốt nhưng việc nghiện trà lại có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả làm việc hay học tập và dẫn đến việc quá lệ thuộc vào việc uống trà. Trong trường hợp đó, chúng ta sẽ uống nhiều trà hơn mức cần thiết và gây nên những tác hại không mong muốn.
Lo lắng và mất ngủ: Caffeine trong trà giúp tăng tập trung và tỉnh táo. Nhưng quá nhiều caffeine có thể gây nên các hiện tượng như lo lắng, bồn chồn, và mất ngủ nữa.
Tuy nhiên những tác dụng không mong muốn trên đều là những trường hợp uống một số lượng trà rất lớn trong một khoảng thời gian dài. Còn nếu như bạn uống trà điều độ với số lượng 4-5 tách trà hàng ngày thì không có vấn đề gì cả.
Tác giả: Minh Hằng
-
Những thực phẩm nên ăn và nên tránh trước khi tập luyện thể thao để đảm bảo năng lượng tuyệt vời
-
Top 3 loại trà của mùa thu, uống vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe
-
Loại nước uống "trường thọ" ai cũng nghĩ pha nóng là tốt nhưng ủ lạnh còn có lợi ích bất ngờ hơn
-
Thứ nước tốt hơn 7 cốc cam tươi, chống lão hóa gấp 18 lần vitamin E: Tưởng cao sang hóa ra "rẻ bèo"
-
Loại nước người Trung Quốc dùng để nấu cơm, người Nhật dùng để trộn cơm: Chống đột quỵ, bảo vệ tim