Đậu đen là loại đậu phổ biến ở Việt Nam thường được dùng để nấu chè, làm nước uống. Đậu đên rất nhiều công dụng với sức khỏe. Đông y và kinh nghiệm dân gian thường dùng đậu đen để bổ thận. Tuy nhiên đậu đen cũng có những cấm kỵ.
Công dụng của đậu đen:
Tốt cho xương khớp: Đậu đen giàu hàm lượng canxi cũng như phospho nên rất cần thiết cho sự hình thành cấu trúc của hệ xương. Ngoài ra đậu đen còn giàu kẽm và sắt giúp duy trì độ đàn hồi và sức mạnh của xương khớp. Tất cả những khoáng chất này đều có mặt trong hạt đậu đen tốt cho sức khỏe xương khớp.
Hạ huyết áp: Muốn ổn định huyết áp ở mức bình thường thì không thể quên được việc duy trì lượng natri ở mức thấp. Đậu đen không chỉ giàu khoáng chất như kali, magie, canxi... mà còn có hàm lượng natri thấp tự nhiên nên uống nước đậu đen có thể giúp giảm huyết áp hiệu quả.
Bảo vệ sức khỏe hệ tim mạch: Trong hạt đậu đen có thành phần của vitamin nhóm B phức hợp cao, chất này không chỉ có tác dụng cải thiện sức khỏe mạch máu mà còn giảm lượng triglyceride và cholesterol xấu trong cơ thể, nhờ đó mà sức khỏe của người bị bệnh tim cũng trở nên tốt hơn.
Phòng ngừa bệnh ung thư: Nước đậu đen chứa hợp chất thực vật cùng 8 loại flavonoid khác nhau là các chất chống oxy hóa tốt có tác dụng giảm thiệt hại của gốc tự do - nguyên nhân khiến tế bào thay đổi và gây ra bệnh ung thư. Đậu đen còn rất giàu chất xơ nên giúp hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả bệnh ung thư ruột già. Đây chính là những lý giải trên phương diện uống nước đậu đen có tác dụng gì đối với phòng ngừa ung thư.
Những người không nên dùng đậu đen
Mặc dù đậu đen rất tốt nhưng có những nhóm người này mà dùng đậu đen thì không được nhiều lợi ích còn có tác dụng phụ:
Người bị bệnh thận: Nước đậu đen rất tốt cho phòng bệnh thận nhưng khi đã bị bệnh thận thì việc ăn uống cần chú ý. Đậu đen tác dụng lợi tiểu, do đó người có bệnh về thận cần thận trọng khi sử dụng để tránh tình trạng bệnh nặng thêm, thận hoạt động quá tải.
Người đang uống thuốc có khoáng chất: Trong nước đậu đen chứa Phytat làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của các chất trong cơ thể. Phytat gây cản trở cho việc hấp thu của các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, phốt pho do đó nên uống cách xa nhau khoảng 4 giờ. Hoặc những người đang cần điều trị tích cực thì nên tạm thời không uống nước đậu đen.
Người mắc bệnh tiêu hóa: Những người đang mắc bệnh đường tiêu hóa như viêm đại tràng, tiêu chảy, tiêu hóa kém không dùng đậu đen. Nếu bạn muốn uống thì phải rang lên và dùng với số lượng ít và nên thêm gừng lát để phòng lạnh bụng.
Trẻ nhỏ và người già: Đây là những nhóm người nhạy cảm và tiêu hóa còn kém. Do hàm lượng protein trong đậu đen rất cao khiến người già, trẻ em hay người có thể trạng yếu, khó tiêu thụ hết lượng protein trong đậu đen, dễ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, đầy bụng, đau bụng. Do đó những đối tượng này chỉ nên dùng mỗi lần một số lượng vừa phải.
Ngoài ra khi uống nước đậu đen chăm sóc sức khỏe cần lưu ý không nên thêm nhiều đường, vì đường không tốt cho sức khỏe. Khi rang đậu đen làm nước uống nên thêm vài lát gừng sẽ giúp điều chỉnh tính hàn của đậu đen, giúp nâng cao công dụng và hạn chế tác dụng phụ, tránh lạnh bụng, tiêu chảy.
Tác giả: An Nhiên
-
Đậu rồng rất nhiều công dụng thần kỳ cho sức khỏe lại ít người biết để ăn
-
Nước lọc thêm 1 loại quả thành “thuốc bổ thượng hạng”, giúp bạn chống lại bệnh K
-
Trứng gà đỏ hay trứng gà trắng tốt hơn?10 người thì 9 người hiểu sai
-
Có 5 loại cá tuyệt đối không nên mua, đi chợ thấy nhớ bỏ đi ngay
-
Nếu trong bếp nhà bạn còn loại chảo này thì ung thư đang đến rất gần, bỏ ngay không hối hận