Lẩu là một món ăn mà nhiều người Việt yêu thích. Đó là vì lẩu rất tiện chế biến, không giống như làm mâm cơm nhiều món khác. Một nồi lẩu mọi người có thể quây quần làm nhanh và nhiều thứ thực phẩm có thể nhúng vào đó theo nhiều khẩu vị khác nhau. Thế nhưng ăn lẩu mà theo các cách sau khi rất có nguy cơ bị nhiễm bệnh:
Ăn các loại nấm lạ
Khi ăn lẩu mọi người thường dùng nấm, phổ biến là nấm kim châm, nấm đùi gà... đều là những loại nấm được nhiều người vô cùng được yêu thích vì giòn dai, thơm ngọt và chứa nhiều dinh dưỡng. Nhưng nếu dùng các nấm lạ có thể gây tổn thương tiêu hóa, ngộ độc, thậm chí có nguy cơ tử vong. Do đó phải cực kỳ cẩn thận với các loại nấm và nguồn gốc của nấm.
Rau kinh giới, cà chua không phù hợp với món lẩu gà
Lẩu gà ăn cùng kinh giới hay cà chua sẽ gây xung khắc. Thịt gà thuộc phong về tạng can, kinh giới tính ấm phá kết khí, hạ ứ huyết, kết hợp nhiều 2 loại thực phẩm này gây ra hiện tượng chóng mặt, ù tai, run rẩy, ngứa ngáy… Ngoài ra, thịt gà cũng kỵ cà chua và tỏi nên không nên bổ sung 2 món này vào nồi lẩu gà.
Rau mồng tơi ăn trong lẩu bò
Thịt bò có tính ôn, mông tơi có tính hàn nên khi kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau, ăn quá nhiều có thể gây đau bụng, khó tiêu, thậm chí táo bón, khó chịu.
Ăn rau tái, chưa chín kỹ
Khi làm rau nhúng lẩu nhiều người sẽ không làm kỹ như rau ăn sống vì cho rằng nấu sẽ chín. Nhưng khi nhúng lại hay nhúng tái nên không thể tiêu diệt được hết ký sinh trùng bám trên rau, người ăn sẽ phải đối mặt với các bệnh về đường tiêu hóa.
Đồ ăn sống chín lẫn lộn
Khi ăn lẩu, đồ ăn sống chín cũng có thể hay bị lẫn lộn, đũa gắp đồ sống đồ chín chung nhau, nhất là khi ăn đông không để ý kỹ. Do đó có thể có nguy cơ nhiễm khuẩn, giun sán cao hơn. Việc dùng chugn đũa gắp đồ sống chín cũng là nguy cơ để nhiễm bệnh.
Ăn quá lâu, dùng đồ ăn và uống nước lẩu quá nóng gây tổn hại đường tiêu hóa, ung thư
Nhiều người thường ngồi quá lâu bên nồi lẩu ăn từ từ vừa ăn vừa nhâm nhi trò chuyện. Nước lẩu nấu lâu liên tục sẽ khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, đường ruột phải làm việc liên tục, dịch tiêu hóa giảm làm rối loạn đường tiêu hóa. Nước lẩu đun lâu liên tục sẽ sinh ra nhiều chất có hại như muối, purine và nitrite. Nitrite tiếp xúc với các acid amin trong thịt ở nhiệt độ cao sẽ tạo thành hợp chất nitrosamines có khả năng phá hỏng cấu trúc DNA, làm tăng nguy cơ ung thư. Thế nên chúng ta nên hạn chế ngồi quá lâu bên nồi lẩu và nấu nước lẩu đi nấu lại, không thay nước mới.
Ăn quá nóng hại thực quản
Thực quản chỉ thích hợp với thức ăn tầm 50 độ C. Nhưng nước lẩu rất nóng lại có nhiều dầu mỡ và trời lạnh nên nhiều người càng thích ăn nóng. Uống nước lẩu nóng, ăn đồ nóng càng tăng nguy cơ hại thực quản. Do đó nên múc nước lẩu và gắp thức ăn ra bát, đợi chúng nguội bớt rồi hãy ăn.
Dùng chung đồ chấm
Đồ chấm dùng chung với nhiều người cũng là một thói quen mà người Việt hay dùng. Nhưng điều đó cũng không tốt trong cách ăn uống vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn HP...