Phụ nữ phải cắt bỏ hoàn toàn tử cung có 'yêu chồng' được nữa không: Bs trả lời rõ ràng, chị em yên tâm

( PHUNUTODAY ) - Có nhiều trường hợp vì bị bệnh mà phụ nữ phải cắt bỏ tử cung. Vậy khi đã cắt bỏ tử cung thì có gần gũi chồng được nữa hay không?

Hôm trước mình vào thăm bạn đại học của mình trong viện, con bé đang dưỡng thai. Khổ thân, nó bị rau cài răng lược, đây là bệnh lý rất hiếm gặp và phức tạp nhất trong sinh đẻ.

Bác sĩ theo dõi cho nó cũng bảo, tình trạng của nó khá nặng, lúc nào có chỉ định mổ lấy thai sẽ cắt bỏ hoàn toàn tử cung.

Bạn mình mới đầu nghe thì sợ lắm, phần vì sợ hại, phần vì lo lắng nó còn rất trẻ, mới 29 tuổi thôi, cũng may là có 2 con rồi, nhưng nếu cắt tử cung thì có ảnh hưởng tới chuyện phòng the. Mà hai vợ chồng nó đều đang còn trẻ, nếu không được đáp ứng có khi chồng sẽ ‘tòm tem’ bên ngoài.

Chưa kể, nó vừa là nhu cầu sinh lý cũng là thứ giúp gắn kết tình cảm vợ chồng, giữ lửa hạnh phúc hôn nhân.

Mình về cứ nghĩ tới nó mãi, lên mạng tình hiểu thì thất phương pháp cắt bỏ tử cung sẽ được áp dụng cho các bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung kích thước lớn, sa tử cung, nhiễm trùng vùng tử cung, vỡ tử cung khi sinh hoặc do chấn thương quá nặng, rau cài răng lược khi mang bầu...

Vậy cắt bỏ tử cung hoàn toàn có ảnh hưởng tới chuyện vợ chồng không?

Đây là thắc mắc của tất cả các chị em phụ nữ nếu buộc phải trải qua phẫu thuật này. Sau phẫu thuật nếu không gây ảnh hưởng tới buồng trứng thì có nghĩa là chỉ cần loại bỏ tử cung, buồng trứng vẫn được bảo toàn, nội tiết tố vẫn được sản xuất bình thường.

Chị em vẫn có thể giao hợp nhưng không còn kinh nguyệt, mất khả năng mang thai và sinh con. Đặc biệt, cũng có nghĩa là chị em sẽ bị mãn kinh sớm.

Tử cung trên thực tế chỉ có vai trò nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi. Còn bộ phận điều khiển hệ thống nội tiết của cơ thể tiết ra hormone nữ, quyết định ham muốn của chị em lại là buồng trứng. Nó cũng là cơ quan nội tiết duy trì tính dục của nữ giới và có công năng điều hòa hệ thống nội tiết của cơ thể, trong đó có cảm giác ham muốn gần gũi.

Vì thế, cắt bỏ toàn bộ tử cung thì hoạt động sản xuất hormone vẫn được diễn ra bình thường. Do đó, nó không hề ảnh hưởng tới chuyện 'yêu' của vợ chồng. Bên cạnh đó, tới nay vẫn chưa có bằng chứng y khoa nào chứng minh rằng cắt bỏ tử cung có thể ảnh hưởng tới khả năng làm chuyện đó.

Bởi vì tử cung thực chất không tác động gì tới chuyện chăn gối của vợ chồng cả. Chị em sau khi cắt tử cung xong thì chỉ cần được chăm sóc và phục hồi là có thể ‘gần chồng' như bình thường.

Nhiều chị em khi bị bệnh liên quan tới tử cung như u xơ, ung thư… thường sẽ bị viêm nhiễm gây ngứa rát ảnh hưởng tới nhu cầu sinh lý. Sau khi phẫu thuật xong, tâm trạng của họ thoải mái hơn, bệnh cũng đã được điều trị dứt điểm. Từ đó khiến cảm xúc của chị em dễ thăng hoa, tăng khoái cảm, tăng sự hấp dẫn. Vì vậy cuộc ‘yêu’ cũng trở nên thích thú hơn.

Nói chung, tâm lý có ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống chăn gối. Vì thế, trước và sau khi làm phẫu thuật, vợ chồng nên trò chuyện và thông cảm với nhau. Việc này giúp chị em ổn định tâm trạng. Từ đó mà có thể an tâm trị bệnh và tăng ham muốn sau hồi phục.

Tuy rằng việc cắt tử cung không ảnh hưởng tới chuyện chăn gối nhưng nó lại ảnh hưởng tới khả năng mang thai và sinh con. Vì thế tốt nhất vẫn nên bảo vệ tử cung kĩ càng bằng cách:

+ Hạn chế những tổn thương nhờ việc chú ý chăm sóc sức khỏe tử cung trong những thời điểm nhạy cảm như tuổi dậy thì, mang thai đầu tiên và vài tuần sau khi sinh con.

+ Tăng cường hệ miễn dịch giúp loại bỏ các vi khuẩn, virus gây hại ra khỏi cơ thể. Do đó, hay ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc, tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại.

+ Xây dựng chế độ ăn uống khoa học bằng cách bổ sung đầy đủ axit folic cùng các chất chống oxy hóa để làm giảm nguy cơ bị ung thư cổ tử cung.

+ Giảm căng thẳng, mệt mỏi vì đây chính là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở tử cung.

+ Từ bỏ thói quen hút thuốc lá vì nhiều nghiên cứu đã chứng minh: Hút thuốc lá có liên quan tới những thay đổi bất thường hoặc những thay đổi ung thư hóa ở cổ tử cung so với người không hút thuốc.

+ ‘Yêu’ lành mạnh, an toàn, sử dụng các biện pháp, không ‘lăng nhăng’ với nhiều bạn khác giới.

+ Thăm khám sức khỏe định kỳ, sàng lọc bệnh phụ khoa thường xuyên để sớm phát hiện mầm bệnh. Từ đó có phương án xử lý kịp thời.

Tác giả: Thạch Thảo