8 triệu chứng rõ mồn một của K tuyến giáp: Bác sĩ nói "nhiều người ở giai đoạn nặng rồi mà không biết"

( PHUNUTODAY ) - Nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường dưới đây, bạn hãy đến ngay cơ sở chuyên khoa để khám vì có thể bạn đã mắc bệnh tuyến giáp.

Ung thư (K) tuyến giáp là gì?

Ung thư tuyến giáp là bệnh xảy ra khi có sự bất thường trong sự phát triển của các tế bào tuyến giáp, là sự xuất hiện của các tế bào ung thư tạo thành khối u ác tính ở vùng tuyến giáp.

Ung thư tuyến giáp có 4 dạng: Ung thư nhú, ung thư nang, thể tủy và ung thư không biệt hóa. Trong đó, ung thư không biệt hóa là loại nguy hiểm nhất và khó điều trị nhất, ung thư nhú chiếm tỉ lệ cao nhất và tiên lượng tốt nhất.

Một điều may mắn hơn cả đó là có tỷ lệ chữa khỏi căn bệnh này nếu được phát hiện sớm có thể lên tới 90%. Đây được cho là bệnh có tỉ lệ chữa khỏi cao nhất trong các loại ung thư khác nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

ungthutuyengiap2

Thấy những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tuyến giáp ở cơ thể dưới đây thì phải đi khám sớm nhé bởi nhiều người thờ ơ để tới khi biến chuyển thành ung thư giai đoạn cuối.

Dấu hiệu bệnh tuyến giáp:

1. Bướu cổ, sưng cổ, có hạch

Biểu hiện rõ ràng nhất của các bệnh lý tuyến giáp là ở cổ. Các bệnh như bướu giáp hay viêm giáp sẽ luôn đi kèm với một triệu chứng à cổ sưng, bướu cổ, có hạch, kèm với việc cơ thể thiếu iốt, dẫn tới khó hô hấp, khó nói chuyện.

2. Bị khàn giọng

Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhưng lại hay bị nhầm lẫn của ung thư tuyến giáp là giọng nói khàn. Bởi các dây thần kinh thanh quản kiểm soát các cơ mở và đóng dây thanh âm, nằm ngay phía sau tuyến giáp. Trong những trường hợp hiếm, khối u, cụ thể là khối u ung thư có thể lan rộng ra ngoài tuyến giáp làm tổn thương dây thần kinh này và ảnh hưởng tới hộp thanh âm.

3. Tóc và da suy yếu

Khi bị bệnh về tuyến giáp, cụ thể là suy giáp thì tóc chị em sẽ trở nên giòn, xơ, dễ gãy. Đồng thời da cũng trở nên khô và bong tróc. Nguyên nhân là do rối loạn hormone tiết ra khiến cho tóc khó tăng trưởng, dễ bị rụng.

ungthutuyengiap

4. Kinh nguyệt không đều

Suy giáp có ảnh hưởng rất lớn tới kinh nguyệt. Nếu kỳ kinh tới sớm với tần suất cao thì có thể bạn đã mắc suy giáp còn nếu kỳ kinh ngắn, ít xuất hiện thì là do cường giáp. Tình trạng này là do nồng độ hormone bị thay đổi gây ảnh hưởng tới kinh nguyệt, khiến chu kỳ bị rối loạn, không đều. Từ đó, các nang trứng cũng bị rối loạn theo khiến quá trình thụ tinh và sinh con bị cản trở, khó khăn hơn.

5. Huyết áp tăng

Hormone từ tuyến giáp có ảnh hưởng lớn đến vấn đề tim mạch, có khả năng kích thích làm tăng/ giảm nhịp tim và sức bơm máu. Do đó, khi thấy huyết áp bỗng nhiên thất thường thì có khả năng bạn đã bị rối loạn tuyến giáp, cường giáp khiến huyết áp bị chậm hoặc bệnh suy giáp khiến huyết áp tăng nhanh.

6. Viêm cánh tay, đau cơ khớp

Với bệnh suy giáp, cánh tay sẽ tê ngứa thường xuyên do lượng hormone tín hiệu bị thiếu dẫn đến việc não gửi thông tin đến các cơ chậm hơn bình thường. Với bệnh cường giáp, bạn sẽ bị cứng khớp và khó phối hợp các chi.

7. Gặp vấn đề về đường ruột

Hormone tuyến giáp có ảnh hưởng lớn tới hệ tiêu hóa. Người bị bệnh tuyến giáp sẽ thường xuyên bị táo bón, còn người bị cường giáp thì hay bị tiêu chảy và đau bụng.

8. Cân nặng thay đổi

Khi bị cường giáp thì sẽ luôn cảm thấy đói do hormone sản sinh liên tục nhưng ăn bao nhiêu cũng bị giảm cân. Còn với suy giáp, tuy không ăn nhiều những vẫn tăng cân bất thường. Do đó, nếu thấy cân nặng thay đổi bất thường thì hãy nghĩ tới bệnh tuyến giáp nhé.

Khi nhận thấy những bất thường ở cơ thể, chúng ta cần đi khám ngay, khám tổng quát cũng như khám chuyên khoa để phát hiện bệnh sớm nhất có thể. Các bác sĩ khuyến cáo, chúng ta nên đi khám sức khỏe định kỳ 1 năm 1 lần để hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình, cũng như có hướng tầm soát điều trị bệnh sớm.
Chúng ta cần được thực hiện các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng như siêu âm tuyến giáp, xét nghiệm chẩn đoán tế bào học để phát hiện ung thư tuyến giáp sớm và điều trị kịp thời.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link